Đại Kỷ Nguyên

Mùa mưa dưỡng sinh như thế nào để ngăn chặn bệnh tật phát sinh?

Mùa mưa vào khoảng tháng 7 – 8 ở Việt Nam thường có khí hậu nóng bức, lại có những cơn mưa bất chợt làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột. Thời tiết thay đổi thất thường hay làm cho người ta cảm thấy không thoải mái, cơ thể dễ mệt mỏi, hơi không chú ý là sẽ bị mắc các loại bệnh tật.

Bài viết sau đây, Đại Kỷ Nguyên sẽ gửi đến quý độc giả những phương pháp dưỡng sinh cơ bản trong mùa mưa để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Quan hệ giữa trời mưa với sức khỏe

Khi độ ẩm tăng cao, rất nhiều người sẽ mất đi khả năng tự kiểm soát, phiền táo bồn chồn bất an; tùy theo khí áp giảm thấp, huyết áp của cơ thể, tốc độ máu lắng, lượng nước tiểu đều có thể theo đó mà sản sinh biến hóa, dễ dẫn tới các loại bệnh tật tương ứng.

(Ảnh: tinhhoa.net)

Theo các chuyên gia y học, có khoảng ⅓ số người phản ứng mãnh liệt hơn, sớm hơn với kích thích của thời tiết so với những người khác, trong thời tiết nóng ẩm càng dễ mắc bệnh đau nửa đầu, loét dạ dày, huyết khối não cho đến phát ban da… Trong khí tượng y liệu gọi là “hội chứng khí tượng”. Trong thời tiết âm vũ (mưa rả rích triền miên), viêm khớp do phong thấp càng dễ phát tác.

Những bệnh dễ mắc trong mùa mưa

Mùa mưa nhiệt độ cao và oi bức kết hợp ẩm thấp đồng thời tồn tại. Dễ dẫn tới bệnh dạ dày đường ruột, dị ứng da, cảm mạo chữa lâu không khỏi; tim mạch, cao huyết áp… cũng bùng phát. Nhiều người thích dùng điều hòa, như vậy cực dễ bị cảm mạo, phát sốt, đau họng, chán ăn… Trẻ em hay xuất hiện chứng trạng cảm thụ hàn lạnh hoặc tiêu chảy… Mùa này kiện tỳ là cách dưỡng sinh quan trọng nhất.

Kiến nghị phương pháp dưỡng sinh mùa mưa

1. Kiểm tra thực phẩm cẩn thận

Nếu thực phẩm bị dầm nước mưa, thì không nên ăn, tránh những thực phẩm bị vi khuẩn, nấm mốc làm ô nhiễm. Đồng thời, thực phẩm hút chân không bị phồng rộp bao bì cũng không dùng. Cần kiểm tra bao bì thực phẩm, chọn mua thực phẩm đóng gói đúng quy định.

2. Chú trọng vệ sinh cá nhân

Ảnh: aothunthongdiep.com)

Bởi vì dưỡng sinh trong mùa mưa, thì nghĩa là phải chỉnh đốn lại từ đầu môi trường hoàn cảnh sinh hoạt cá nhân, bao gồm y phục, giường chiếu, chăn màn, giày dép… đều cần thông qua giặt giũ, phơi phóng. Ngoài ra, chú trọng vệ sinh cá nhân và gia đình, chăm rửa tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc đồ bẩn, khăn lau tay cần giữ khô ráo sạch sẽ.

3. Tiếp xúc nước mưa cần kịp thời rửa sạch

Do mưa to không ngớt, một số người sau khi tiếp xúc với nước mưa ở bên ngoài, nhất định cần nhanh chóng rửa sạch. Bất cứ là y phục hay là tay chân, đặc biệt là phần đầu, sau khi tiếp xúc nước mưa, cần tích cực gội rửa sạch sẽ và lau khô. Như vậy sẽ ngăn ngừa dẫn tới các bệnh về da như mề đay, mề đay dạng mụn, eczema – chàm, viêm da do tiếp xúc…

4. Nước uống cần phải chắc chắn đã đun sôi

Ảnh: toamcuatoi.com)

Nước uống là thực phẩm hàng ngày rất cần thiết của con người. Tại một số khu vực cần đặc biệt lưu tâm an toàn vệ sinh nước uống, không nên uống nước lã hoặc nước trên bề mặt trái đất, cố gắng dùng nước đã được đun sôi kỹ hoặc nước đóng bình, như vậy có thể tránh được nguồn nước đã nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe.

5. Bớt ăn thực phẩm ngấy ngọt béo

Giảm ăn các thực phẩm béo ngọt, đồng thời cần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Không nên ăn uống vô độ, tránh uống rượu. Tránh việc do ăn uống không tiết độ, uống rượu quá nhiều, mà gia tăng thấp nhiệt uẩn kết tại Tỳ Vị.

6. Ăn nhiều thực phẩm thanh nhiệt khu thấp, kiện tỳ hoà trung

Mùa mưa nên ăn nhiều thực phẩm thanh nhiệt khu thấp, kiện tỳ hòa trung. Ví dụ như bí đao, giá đỗ xanh, cải thìa, mướp đắng… có thể thanh nhiệt; Ý dĩ nhân, Khiếm thực, Xích tiểu đậu… có thể lợi thủy thẩm thấp. Cháo Ý dĩ nhân, cháo Xích đậu… đều là những lựa chọn không tồi cho mùa này.

7. Ăn thực phẩm tươi, hợp vệ sinh

Ảnh: Nutrition Therapy Institute)

Cần hết sức chú ý vệ sinh và độ tươi của thực phẩm. Mùa này thực phẩm rất dễ bị mốc, ăn nhầm thực phẩm nấm mốc dễ dẫn tới viêm ruột dạ dày, thậm chí ngộ độc thực phẩm.

8. Dự trữ sẵn phương thuốc trong mùa mưa

Trong nhà nên chuẩn bị sẵn Hoắc hương chính khí tán (Hoắc hương 12g, Cát cánh 8 – 12g, Phục linh 8 – 12g, Hậu phác 6 – 10g, Tô diệp 8 – 12g, Bạch truật 8 – 12g, Bán hạ chế 8 – 12g, Bạch chỉ 8 – 12g, Đại phúc bì 8 – 12g, Trần bì 6 – 12g, Chích thảo 4g). Nếu trong mùa mưa xuất hiện hiện tượng tứ chi nặng nề, nghiện ngủ… thì có thể dùng lượng thích đáng Hoắc hương chính khí tán, có thể kháng ngự thấp nhiệt xâm nhập cơ thể. Nếu mà do tỳ vị hư nhược dẫn tới mệt mỏi, tứ chi không có lực, tức ngực đoản khí cho đến ăn không ngon miệng… thì có thể dùng các vị như Đẳng sâm, Hoàng Kỳ, Bạch truật, Cam thảo… để điều lý trường vị, ích khí kiện tỳ hóa thấp.

8. Không ăn uống nhiều đồ lạnh

Ảnh: en.longkim.vn)

Củ quả không nên ăn quá nhiều, cố gắng không uống nước lạnh. Bởi vì mùa mưa trong cơ thể dễ thấp khí nặng, để mà phòng tránh gia tăng hàn thấp, nên bớt ăn củ quả và đồ uống lạnh, tránh dẫn tới các triệu chứng tỳ thấp tiêu hóa kém, đau bụng tiêu chảy, mệt mỏi… Đặc biệt là trẻ em, chức năng tiêu hóa vốn tương đối yếu, nếu mà lại ham ăn uống đồ lạnh hoặc củ quả, có thể xuất hiện đại tiện không thành khuôn, sợ ăn, mệt mỏi…

9. Ngủ sớm và dậy sớm

Kiến nghị tốt nhất ngủ sớm dậy sớm, buổi trưa chợp mắt chốc lát (khoảng 30 phút). Cần đảm bảo vận động ngoài trời và hoạt động xã giao thích hợp. Cố gắng bảo trì tâm lý thoải mái, vui vẻ.

Theo sohu.com
Liên Hoa

Exit mobile version