Đại Kỷ Nguyên

Muốn đẹp và gân cốt dẻo dai cần biết dưỡng sinh Đại tràng kinh

Tục ngữ có câu: “Muốn khỏe mạnh thì đường ruột phải sạch sẽ”. Cũng giống như để cá cùng bèo rong phát triển khỏe mạnh thì sự tuần hoàn lẫn chất lượng nước trong hồ cần được đảm bảo, môi trường bên trong cơ thể chúng ta cũng phải “sạch sẽ” để đảm bảo cho sự sinh tồn của tế bào và sự vận hành của kinh mạch.

Đại tràng có chức năng làm sạch môi trường bên trong cơ thể để kinh lạc hoạt động bình thường. Đại tràng kinh thông với Phế kinh ở tay, giao với Vị kinh ở đầu, nên nó còn là cầu nối giữa hệ hô hấp (phổi, họng) và hệ tiêu hóa (ruột, dạ dày). Khi trẻ con bị táo bón, thay vì dùng thuốc xổ thì nên xoa bóp Đại tràng kinh để an toàn và hiệu quả hơn.

Chức năng của đại tràng và Đại tràng kinh

Bên cạnh chức năng bài tiết, đại tràng còn có mối quan hệ mật thiết với nhiều cơ quan khác. Muốn trị mụn nhọt, đốm đồi mồi hay cấp cứu người bị tai biến mạch máu não, đều phải làm sạch hệ tiêu hóa bởi đại tràng và phổi tương thông với nhau.

Da nhiều mụn và tàn nhang đều có liên quan đến đại tràng. (Ảnh: thammybaoxuan.vn)

Tác dụng “tuyên phát”, “túc giáng” của phổi cũng có liên quan đến chức năng “dẫn truyền” của đại tràng. Đại tràng đảm nhận việc hấp thu, vận hành và phân bố tân dịch, nên các chứng bệnh liên quan đến tân dịch như đau răng, nhức đầu, viêm họng, sưng cổ, sưng má, đau vai, đau tay, da mẫn cảm, trúng phong, đau bụng, trướng bụng, béo phì, táo bón, tiêu chảy, sa trực tràng, v.v… đều có quan hệ mật thiết với đại tràng.

Y học hiện đại cho rằng, phổi và đại tràng hoàn toàn độc lập nhưng theo kinh lạc học thì chúng có mối tương quan với nhau, Thủ Dương minh Đại tràng kinh đi từ tay lên đầu nên liên quan tới đầu, răng và ngũ quan. Do đó, nếu đại tràng tích tụ quá nhiều cặn bã và chất độc thì vùng mặt sẽ đầy đồi mồi, mụn nhọt… Việc làm sạch đại tràng sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này.

Có một bệnh nhân bị sốt cao và hôn mê suốt 10 ngày, dù đã dùng nhiều loại tân dược nhưng vẫn vô hiệu. Nguyên nhân là trong suốt 10 ngày nằm viện, bệnh nhân không đi đại tiện được. Khi Y sư Thái Hồng Quang (Trung Quốc) cho bệnh nhân đó uống một thang Đại thừa khí kết hợp với một thang Tiểu sài hồ. Ngay hôm ấy, bệnh nhân này đã đại tiện được và hạ sốt, 3 ngày sau thì xuất viện. Qua đó có thể thấy việc làm sạch đại tràng cũng giúp hạ sốt.

Đại tiện không thông có thể dẫn đến sốt. (Ảnh: Hindi News)

Các cơ quan liên quan đến Đại tràng kinh

Những cơ quan như: Miệng (răng), vai, da, mũi, họng, đại tràng đều có liên quan mật thiết với Đại tràng kinh.

Triệu chứng của Đại tràng kinh

Triệu chứng kinh lạc: Khi Đại tràng kinh ách tắc sẽ khiến tân dịch mất cân bằng, sinh ra các chứng: đau răng, viêm họng, chảy máu cam, sổ mũi, sưng cổ và má, nổi mụn, đau vai và tay, v.v…

Triệu chứng phủ tạng: Sôi ruột, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, sa trực tràng, v.v… Nếu kinh khí đại tràng bị đứt đoạn thì sẽ tiêu chảy không ngừng.

Triệu chứng khi bị nhiệt: Táo bón, bụng trướng đau, nhức đầu, đau vai và tay, người nóng, miệng khô.

Triệu chứng khi bị hàn: Tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, tay chân mỏi và lạnh.

Đường đi của kinh đại tràng. (Ảnh: acatcm.com)

Đường đi của Đại tràng kinh

Đại tràng kinh bắt đầu từ huyệt Thương dương ở góc trong móng tay trỏ chạy dọc theo mặt ngoài cánh tay lên vùng mặt trước rồi kết thúc tại huyệt Nghinh hương cạnh mũi.

Đại tràng kinh hoạt động mạnh nhất từ 5-7 giờ sáng (giờ Mão). Lúc này, chúng ta nên vỗ nhẹ để kích thích Đại tràng kinh. Đây là cách dưỡng đại tràng tốt nhất.

Các huyệt vị chủ yếu của Đại tràng kinh

1. Hợp cốc – Huyệt cắt cơn đau

Huyệt hợp cốc

Hợp cốc là nguyên huyệt của Thủ Dương minh Đại tràng kinh, đây cũng là nơi nguyên khí đại tràng tụ hội. Do đó, kinh khí của huyệt này rất dồi dào, có thể trị được các chứng đau nhức ở đầu, mặt, mắt, tai, mũi, răng, miệng và đau bụng cấp tính, đặc biệt là chứng đau bụng kinh của phụ nữ. Ngoài ra, huyệt này còn hỗ trợ cho việc sinh đẻ (lưu ý là không được ấn vào huyệt này trong thời kỳ mang thai). Nếu ấn huyệt Hợp cốc kết hợp với huyệt Nội quan thành “huyệt Tứ quan” thì có thể trị được chứng thấp khớp.

Cách tìm huyệt: Mở rộng hổ khẩu, ta thấy ở giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai có một chỗ lõm xuống, đó chính là huyệt Hợp cốc. “Huyt Hp cc nm gixương hkhu”.

2. Dương khê – Kết hợp huyệt này với huyệt Hợp cốc thì trị được chứng đau dây chằng

Huyệt Dương khê

Dương khê là kinh huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Đại tràng kinh, có chức năng thanh nhiệt và cắt cơn đau. Nếu ngón tay bị co rút, cổ tay đau nhức hay đau dây chằng, v.v… thì nên kết hợp 3 huyệt Dương khê, Hợp cốc, Ngoại quan để nhanh chóng làm giảm đau.

Cách tìm huyệt: Rướn ngón tay cái lên, trên mặt trướccổ tay (phía trong ngón cái) sẽ hiện ra hai đường gân. Chỗ lõm xuống giữa hai đường gân này là huyệt Dương khê. “Huyệt Dương khê nm trên c tay và gia hai gân”.

3. Thủ tam lý – Huyệt trị chứng viêm khớp vai

Huyệt Thủ tam lý. (Ảnh: tohoai.net)

Do độ cảm ứng rất mạnh, nên huyệt Thủ tam lý có thể trị được các chứng tê cứng, bại liệt, teo cơ bắp, chậm tri giác… đặc biệt là chứng viêm khớp vai. Nếu kết hợp huyệt này với huyệt Túc tam lý thì trị được các chứng đau nhức, tê liệt ở kinh lạc.

Cách tìm huyệt: Khi gập khuỷu tay, đầu ngấn khuỷu tay phía ngoài là huyệt Khúc trì. Huyệt Thủ tam lý cách huyệt Khúc trì 2 thốn về phía cổ tay. “Huyt Thtam lý nm cách huyt Khúc trì 2 thn”.

4. Khúc trì – Huyệt trị chứng nhiệt đại tràng

Huyệt Khúc trì. (Ảnh: chamcuuhn.com)

Khúc trì là hợp huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Đại tràng kinh, có chức năng thanh nhiệt, nên rất hữu hiệu khi dùng để điều trị các chứng nhiệt đại tràng, tâm trạng buồn bực, mất ngủ, mơ nhiều, táo bón, ho, thở dốc. Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng thông gân lợi khớ, nên có thể được dùng để trị chứng tê liệt tay.

Cách tìm huyệt: Gập khuỷu tay thành góc 45°, chỗ lõm vào ở đầu ngấn khuỷu tay phía ngoài chính là huyệt Khúc trì. “Huyt Khúc trì nm ở đầngn khuu tay phía ngoài khi gp tay li”.

5. Nghinh hương – Huyệt trị viêm và nghẹt mũi

Huyệt Nghinh hương. (Ảnh: thuocdangianhay.com)

Do nằm ở mũi, là nơi thông với phổi nên huyệt Nghinh hương được xem là nơi giao nhau của Đại tràng kinh, Vị kinh và Phế kinh. Nếu day huyệt Nghinh hương cho tới khi nó nóng lên sẽ trị được các chứng bệnh về mũi như: viêm mũi, dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi, v.v…

Cách tìm huyệt: Huyệt Nghinh hương nằm giữa khoé mũi. “Huyt Nghinh hương nm cách khoé mũi nửa thn”.

6. Kiên ngung – Huyệt trị chứng đau khớp vai

Huyệt Kiên ngung. (Ảnh: chamcuuhn.com)

Huyệt Kiên ngung là nơi Đại tràng kinh và mạch Dương kiểu giao nhau, có tác dụng thông gân lợi khớp và trị được các chứng tê mỏi cánh tay, sưng vai, tay co giật, bại liệt, teo cơ…  làm cho khí huyết trong kinh mạch lưu thông thông suốt để có lợi cho các khớp xương.

Cách tìm huyệt: Dang rộng cánh tay, chỗ lõm xuất hiện ở chỏm xương vai là

huyệt Kiên ngung. “Huyt Kiên ngung nm chm xương vai khi giơ cánh lay lên”.

Minh Hoàng

Exit mobile version