Cận thị học đường phát triển nhanh chóng mặt không kém đại dịch bệnh, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tại nhiều thành thị, trung bình cứ 10 em học sinh thì dễ thấy có 3-4 em phải đeo kính. Bạn cần làm thế nào để giúp các em?
Dưới đây là 7 cách phòng chống cận thị và ngăn ngừa tiến triển của nó.
1. Đủ ánh sáng
Để bảo vệ đôi mắt không bị cận thị và luôn khỏe mạnh bạn nhất thiết phải chú ý đến cách sử dụng ánh sáng khi đọc sách hay làm việc để chống không bị các bệnh về mắt xuất hiện. Trẻ em khi học bài trong điều kiện phải đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng tự nhiên. Trong phòng làm việc nên có ánh sáng 400 lux, còn đọc sách thì cần để 500-700 lux. Với tiêu chuẩn này thì cần một nguồn sáng từ đèn LED có công suất tương ứng 5W đến 10W.
Lưu ý: không để nguồn sáng chói chiếu rọi trực tiếp vào mắt.
2. Không nhìn quá gần
Khi viết hoặc khi đọc sách thì khoảng cách từ sách đến vở là khoảng 25-30cm. Sau mỗi 30-40 phút sử dụng mắt, các em nên được tham gia các hoạt động ngoài trời, giống như nghỉ giải lao giữa các tiết học giúp đôi mắt được nghỉ ngơi. Ngoài ra bạn cũng nên tập cho trẻ có thói quen nhìn xa để giúp điều tiết mắt không những ngăn chặn và chống cận thị mà còn giảm các bệnh về mắt khác.
3. Không nhìn quá lâu
Nhìn quá lâu vào sách giấy vốn không tốt, nhưng nhìn vào màn hình điện tử còn nguy hại hơn. Các loại màn hình điện tử như tivi, điện thoại, màn hình vi tính đều phát ra nhiều ánh sáng xanh, một loại ánh sáng rất không tốt cho đôi mắt dễ dẫn đến các bệnh về mắt như: mỏi mắt, lóa mắtdễ đãn đến cận thị…vv. Bởi vậy cha mẹ nên hạn chế thời gian xem tivi, dùng máy tính, điện thoại của trẻ. Có thể hạn chế ánh sáng xanh bằng cách sử dụng một số phần mềm như f.lux…
Trẻ nên xem truyền hình mỗi ngày chỉ 1 tiếng với khoảng cách gấp 3 lần kích thước của màn hình và không tắt đèn khi xem. Nếu trẻ đã bị cận thị bắt buộc phải đeo kính khi xem.
4. Hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời không chỉ giúp trẻ năng động, giải tỏa căng thẳng, thoải mái đầu óc, mà còn thực sự có mối liên hệ rất lớn đối với việc chống cận thị ở trẻ. Đây là phương pháp chống cận thị tự nhiên mang lại hiệu quả và an toàn.
Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần thêm 1 tiếng hoạt động ngoài trời mỗi tuần, nguy cơ mắc cận thị của trẻ đã giảm 14%. Các hoạt động ngoài trời không những làm chậm sự tiến triển của cận thị mà còn giảm độ cận thị nhanh nhất và hiêu quả. Theo chuyên gia, trẻ nên được tham gia các hoạt động ngoài trời ít nhất 15 tiếng mỗi tuần và hạn chế để mắt làm việc liên tục quá 45 phút.
Trong những giờ giải lao, trẻ nên được khuyến khích ra ngoài trời vui đùa, cuối tuần cha mẹ cũng nên đưa con đi chơi bên ngoài để thắt chặt tình cảm gia đình, giải tỏa căng thẳng thay vì để trẻ ngồi nhà xem tivi, dùng smartphone sẽ khiến dễ xuất hiện các bệnh về mắt.
6. Dinh dưỡng đầy đủ giúp đôi mắt khỏe mạnh
Dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ có đôi mắt khỏe mạnh. Các loại rau lá xanh đậm chứa nhiều lutein và zeaxanthin là hai chất dinh dưỡng quan trọng để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng cũng là một nguồn cung cấp nhiều lutein và zeaxanthin.
Astaxanthin là một trong số những dưỡng chất quan trọng của đôi mắt, có khả năng ngừa mù lòa, đồng thời là chất chống oxi hóa rất mạnh, giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh về mắt như cận thị, mỏi mắt, lóa mắt… Cha mẹ có thể bổ sung astaxanthin cho trẻ thông qua các viên thực phẩm chức năng.
Acid béo omega-3 nguồn gốc từ động vật cũng được chứng minh là có công dụng tăng cường sức khỏe đôi mắt, bảo vệ chức năng võng mạc. Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá chép v.v. đều chứa nhiều acid béo omega-3.
Những thứ ở trên là theo y học hiện đại, còn nếu theo Đông y thì có thể lưu ý ăn thêm vừng đen, đậu đen, uống trà kỷ tử…
Đậu đen và hồng táo theo tỷ lệ 1:1 nấu lẫn ăn cùng, mỗi ngày ăn một ít, đối với cận thị nhẹ (dưới 4 độ), cũng gọi là cận thị giả, rất hiệu nghiệm. Nhưng, đối với cận nặng hiệu quả không rõ ràng, có con nhỏ bị cận thị có thể thử một chút, đây là cách phòng chống và hỗ trợ điều trị mắt bị cận cũng khá hiệu quả.
7. Bài tập luyện mắt chữa cận thị cho trẻ
Bài tập cho mắt cận đảo mắt sang 2 bên và xoa bóp gáy. Là phương pháp chống và chữa cận thị cho trẻ cực kỳ đơn giản, chỉ cần có lòng kiên nhẫn, thì kể cả cận 8 độ hay mắt bị cận nặng nhất cũng có thể trị khỏi tận gốc. Tất nhiên không phải đợi đến vài năm, ngay khi thực hành bạn đã cảm thấy mắt dễ chịu khoan khoái rồi đó.
Thực hiện: Đầu cố định, tròng mắt cố gắng đảo sang trái 25 lần, sau đó chuyển đảo sang phải 25 lần, thường bộ phận sau gáy có thể có cảm giác tưng tức, dùng tay xoa bóp day qua day lại, lập tức đỡ ngay, lúc này bạn hãy để ý đến mắt của mình, có phải là đã sáng hơn chút rồi không?
Bí quyết của phương pháp này là sau gáy phải tức, huyệt vị gì thì không nói nữa, chỉ cần là cận thị thì sau gáy sẽ tức, nếu 25 lần không đủ thì làm 50 lần, sau khi có cảm giác tức thì day day thêm 2 phút.
Hàng ngày có thời gian đều thực hiện, mới đầu có thể dùng ngón tay chạm lên 2 mắt xem con ngươi chuyển động như thế nào. Bố mẹ cùng thực hiện với con thì sẽ tốt hơn, giúp các em đều đặn cải thiện thị lực. Cận nặng hoặc phải xem TV, máy tính nhiều thì cần kiên trì hơn.
Đảo tròng mắt có thể nâng cao thị lực
Phương pháp này là: Ngồi trên giường hoặc trên ghế, hai mắt hướng trái sau khi đảo 3 vòng, nhìn thẳng phía trước chốc lát (đếm thầm 5 lần), hai mắt lại hướng trái đảo 3 vòng, nhìn thẳng phía trước chốc lát. Mỗi ngày sớm tối đảo 2 lần, không được gián đoạn, kiên trì thực hành sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Nhiều phương pháp trị liệu cận thị lại không được tốt, căn nguyên là cận thị phần nhiều là do cơ nhục của vùng mắt mệt mỏi lâu dài mà tạo thành, vấn đề tuyệt không phải là ở tạng phủ bên trong, mà là tại kinh lạc bề mặt. Nên cũng không gọi nó là bệnh mà chỉ là “cố tật”.
Lúc này chỉ cần xoa bóp cơ nhục của gáy, cảm giác đau tức rất nhanh biến mất, mà lúc này có thể cảm giác vùng mắt nhẹ nhàng cách khác thường.
Sau khi đảo 25 lần thuận chiều kim đồng hồ xong, lại ngược chiều kim đồng hồ chuyển đảo 25 lần, lúc này có thể cảm thấy gáy tức, mấu chốt là ở điểm này, nhất định phải quay cho tới khi gáy tức mới có hiệu quả, chỉ có lúc đó thần kinh cơ mắt mới thông giao với thần kinh cơ cổ.
Hiểu rõ điểm này rồi, vấn đề về bệnh cận thị có thể giải quyết dễ dàng. Trực tiếp điều chỉnh cung cấp máu cho cơ nhục vùng mắt chính là vùng gáy của kinh bàng quang. Cơ nhục của mắt chúng ta không cách nào trực tiếp điều chỉnh, nhưng chúng ta có thể kết nối cơ nhục của vùng mắt và cơ nhục vùng gáy lại với nhau.
Thông qua điều chỉnh cơ nhục vùng gáy có thể trị liệu tật mắt, không phải là quá tiện lợi hay sao? Chỉ cần mỗi ngày bớt chút thời gian, là có thể làm tốt loại kết nối này. Thông qua tập luyện vài tuần ngắn, thị lực có thể được nâng cao rất nhiều từ đó khiến trẻ đang bị cận sẽ giảm được độ cận của mắt hiệu quả, ngoài ra còn có thể phòng ngừa bị cận thị và các tật về mắt khác.
Xem thêm: Không lo cận, viễn, loạn thị… nhờ phương pháp đơn giản này
Đại Hải
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.