Lịch sử của trà xuất hiện tại thế gian vượt rất xa lịch sử nền văn minh của nhân loại, nhưng chỉ đến khi được phát hiện ra giá trị, nó mới dần dần trở nên quen thuộc và được mọi người chú ý đến. Trong trà lại vừa vặn có ngũ sắc, từ đó sinh ra ngũ vị và có mang năng lượng của ngũ tạng.
Trời có ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Con người có ngũ tạng Phế, Can, Thận, Tâm, Tỳ. Trong trà lại vừa vặn có ngũ sắc trắng, vàng, đen, hồng (đỏ), xanh. Ngũ sắc lại sinh ra ngũ vị cay, ngọt, mặn, đắng, chua. Ngũ hành, ngũ tạng, ngũ sắc, ngũ vị này cấu thành nên một “vòng dưỡng sinh và dưỡng tâm” vô cùng đặc biệt.
‘Một lá trà trị được bách bệnh’ bí ẩn ở đâu?
Trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, vậy nên trong quá trình phát triển và truyền bá ra thế giới, trà và văn hóa trà đều mang đậm “hương vị Trung Quốc”. Trong “Thần Nông bản thảo kinh” có ghi: “Thần nông thưởng bách thảo, nhất nhật ngộ thất thập nhị độc, đắc trà nhi giải chi” (Thần Nông nếm thử trăm loại thảo mộc, một ngày gặp 72 loại độc, nhờ có trà mà giải được độc).
Tương truyền khi Thần Nông đang nếm thử 100 loại thảo mộc, cây thuốc, khi nếm đến hạt kim lục sắc thì trúng độc, vừa hay ngã ngay dưới gốc cây trà, sương trên lá cây trà rơi vào miệng giúp ông tỉnh lại. Tuy rằng đây chỉ là câu chuyện truyền thuyết nhưng lại có ghi chép một sự thật rằng lá trà có chức năng giải độc và trị bệnh. Sự cố mà Thần Nông gặp phải này, nhìn bề ngoài dường như là điều tất yếu xảy ra trong quá trình ông tìm hiểu các loại cây cỏ. Tuy nhiên nhìn từ góc độ khác, việc lưu lại câu chuyện truyền thuyết này phải chăng để người đời sau chúng ta hiểu rằng khắp nơi trong nhân gian đều tràn đầy các loại cỏ độc (những nhân tố bất hảo hình thành ở nhân gian như: lợi ích, dục vọng, tự tư, v.v), lúc đó cần phải nhờ đến công dụng của trà (chỉ chung là đạt đến cảnh giới thanh khiết, vô tư phù hợp với nguyên tắc tu tâm tính của người tu luyện) mới có thể giải quyết.
Trà có thể dưỡng sinh và dưỡng tâm. Điều này được ghi chép rất chi tiết tỉ mỉ trong rất nhiều sách về trà và sách y dược thời cổ đại. Trong “Cật trà dưỡng sinh ký” ca ngợi điểm “không tầm thường” của trà rằng: “Trà! quý thay, trên thông với cảnh giới Thần linh, dưới có thể cứu giúp người khi bị độc”. Đây được xem là thảo dược cao quý thánh khiết, trên có thể thông với Thần linh, cảnh giới trên trời, dưới có thể cứu giúp người khi bị độc, là tiên dược trị được bách bệnh.
Theo Hoàng Đế nội kinh, màu xanh thuộc mộc và là màu của Can tạng, màu hồng (đỏ) thuộc hỏa là màu của Tâm, màu vàng thuộc thổ là màu của Tỳ, màu trắng thuộc kim là màu của Phế, màu đen thuộc thủy là màu của Thận. Thời Tống, Trần Trực ghi chép trong Thọ thân dưỡng lão thư, Vô luận là loại phương pháp dưỡng sinh nào, lý luận và ăn uống đều có thể dùng học thuyết ngũ hành thời cổ đại để giải thích. Hơn nữa có thể dựa vào nền tảng là học thuyết này để nâng cao cấp độ. Trà cũng như vậy.
Trà đạo của Trung Hoa thường được chia làm sáu loại là Hắc Trà, Bạch Trà, Hồng Trà, Lục Trà, Hoàng Trà và Thanh Trà. Trong đó Thanh Trà là loại trà thuộc Lục Trà. Nên thực tế là có 5 loại trà “Ngũ sắc trà” là Hắc Trà, Bạch Trà, Hồng Trà, Lục Trà, Hoàng Trà. “Ngũ sắc trà” này có thể làm dịu ngũ tạng, đạt đến mục đích cuối cùng là giúp con người khỏe mạnh, tâm thân an hòa. Dùng ngũ hành tương sinh tương khắc để điều hòa vạn vật trong trời đất, đây cũng chính là bản chất thực sự của việc uống trà dưỡng sinh, dưỡng tâm của cổ nhân.
Ảnh hưởng của các loại trà tới ngũ tạng
1. Lục Trà
Lục Trà (trà xanh) là lá trà chưa trải qua quá trình héo và oxy hóa. Ở Trung Quốc, sản lượng trà xanh là lớn nhất, chủng loại cũng nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Đặc điểm khi pha là nước trong, lá có màu xanh. Trong Ngũ hành, Lục Trà thuộc mộc, vị chua mùi hương thơm ngào ngạt. Khi uống, nhập kinh Can, Can tàng huyết, cho nên loại trà này không chỉ hỗ trợ giúp mắt sáng mà còn có thể thanh huyết, giúp chống tắc động mạch.
Trung y cho rằng: Mùa xuân là mùa sinh sôi của vạn vật, cơ thể con người vừa trải qua một mùa đông “khép kín”. Hàn tà khí vốn được tích tụ trong cơ thể lúc này liền phát ra. Nhiều người sẽ vì “Can dương thượng cang” (một loạt biểu hiện lâm sàng do âm không phối dương của tạng can dẫn đến). Nên thích hợp uống trà xanh vào mùa này để thanh nhiệt trừ hỏa.
2. Hồng Trà
Hồng Trà là loại đã trải qua quá trình oxy hóa hoàn toàn, có đặc thù là nước đỏ và hương vị ngọt ngào. Trong Ngũ hành thuộc hỏa, vị đắng. Khi uống, nhập Kinh Tâm, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Theo y học cổ truyền, mùa hạ là mùa cây cối tươi tốt, là mùa trời, đất, khí hòa hợp, vạn vật sinh trưởng mạnh, nắng gắt như lửa, ngày dài đêm ngắn, nước trong cơ thể con người tiêu hao rất nhiều, khí huyết phần nhiều không đủ, tâm trạng phiền muộn, lo âu. Mùa này thích hợp uống Hồng Trà vì có thể hỗ trợ giảm nhiệt độ cơ thể, giải nhiệt, nâng cao tinh thần, giúp tim khỏe mạnh, dưỡng huyết.
3. Hoàng Trà
Hoàng Trà là loại trà đã được lên men, có đặc điểm là lá vàng, nước vàng. Trong ngũ hành thuộc thổ, có vị ngọt, hương vị ngậy. Khi uống vào cơ thể nhập kinh Tỳ, thông với kinh phủ Vị. Cho nên, loại trà này giúp điều dưỡng Tỳ Vị, trợ giúp tiêu hóa, thích hợp uống vào thời điểm giao mùa hạ và mùa thu.
4. Bạch Trà
Bạch Trà là loại chế biến tối thiểu từ các búp chè màu bạc và lá được chọn kỹ lưỡng, sau đó được hấp chín và sấy khô. Nhờ chỉ sơ chế, nên còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nó có tên gọi từ lớp lông tơ màu bạc trắng mịn phủ lên chồi chưa mở của cây chè. Loại trà này có hương vị nhẹ, tinh tế và hơi ngọt.
Về Ngũ Hành, Bạch Trà thuộc Kim. Khi uống vào cơ thể nhập kinh Phế, thông kinh Đại tràng. Phế chủ da và lông, có tác dụng giải nhiệt, tán độc, hạ hỏa, thích hợp uống vào mùa thu. Theo Đông y, đây là mùa vạn vật xơ xác, tiêu điều, khiến miệng và lưỡi con người đều khô, cổ họng có cảm giác đắng, dễ phát sinh bệnh về hô hấp. Bạch Trà tính lạnh, có thể hạ hỏa, lợi niệu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Cho nên, thích hợp sử dụng vào mùa thu.
5. Hắc Trà
Hắc Trà có màu đen vì lá trà đều bị oxy hoá 100% trong thời gian tương đối dài. Trong ngũ hành thuộc thủy, có vị mặn chát. Khi uống, nhập kinh Thận, đi vào kinh Bàng quang. Thận là ngọn nguồn của sự sống, là gốc của nguyên khí và cũng là vốn liếng sức khỏe. Cho nên loại trà này có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Bàng quang là kinh mạch bài tiết của nhân thể, cho nên sử dụng có thể hỗ trợ giúp giảm cân, tiêu mỡ, thích hợp uống vào mùa đông, kích thích tiêu hóa. Y học cổ truyền nhận định, mùa đông khí của trời đất bị phong kín, nước đóng băng, dương khí dần dần bị tiêu tan, vạn vật ngủ đông, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của nhân thể cần cao. Hắc Trà có thể giữ dương khí, kiện vị, làm ấm bụng nên thích hợp uống vào mùa này.
Cách uống trà để trở thành chuyên gia dưỡng sinh
Ngũ hành đối ứng với ngũ sắc, ngũ sắc lại chủ trị ngũ tạng bởi vậy dùng ngũ sắc trà để nâng cao năng lượng chính yếu của ngũ tạng, giúp tâm và thân đạt tới trạng thái cân bằng bất ôn bất hòa, tâm thái tự nhiên tĩnh tại thoải mái chính là từ đây. Cách lựa chọn loại phù hợp đó là:
Thể chất khác nhau, uống trà khác nhau: Trà xanh có tính lạnh, vì vậy người có dạ dày yếu nên uống hồng trà, còn trà xanh thì không nên dùng ngay mà nên để lâu một chút rồi mới uống.
Thời tiết khác nhau, uống trà khác nhau: Mùa xuân là khoảng thời gian thích hợp để uống nhiều trà xanh. Trong khi đó, mùa đông là lúc nên uống hồng trà để ấm bụng.
Không uống trà quá đặc: Không nên uống trà đặc, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bởi chất polyphenol sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu khoáng chất và gây kích thích thần kinh.
Trà đen và hồng trà nên dùng nước sôi để pha: Có người cho rằng, để tránh phá hủy hoạt chất polyphenols, lá trà nên dùng nước khoảng 80 độ C để pha.
Không uống trà để qua đêm: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc uống nước trà để qua đêm sẽ gây ung thư..
Kiên Định
Nguồn tham khảo: Secretchina