Đại Kỷ Nguyên

Ngâm chân: Phương pháp lấy hơi ấm cho cơ thể tốt gấp nhiều lần mang tất

Cho dù là mùa nóng hay mùa lạnh, các thầy thuốc vẫn yêu cầu chú ý chăm sóc cho đôi chân để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và xua đi nguy cơ bệnh tật.

Chân là nơi dễ nhiễm lạnh nhất

Bệnh thường do lạnh mà ra, lạnh thường bắt nguồn từ bàn chân. (Ảnh: Secretchina)

Có câu “Chân lạnh khiến toàn thân đều lạnh,” vì kinh mạch của thận cùng tỳ vị bắt nguồn từ chân, nhưng do chân nằm xa tim nhất, máu phải mất một “quãng đường” dài mới có thể đi tới chân, vì thế chân thường thiếu hụt máu và dễ nhiễm lạnh.

Mang tất khi ngủ không hẳn tốt

Buổi tối khi ngủ không nên mang tất, để bàn chân được thoáng khí. (Ảnh: Internet)

Nhiều người cho rằng mang tất khi ngủ giúp chân ấm áp là phương pháp dưỡng sinh tốt, thực ra không hẳn….

Nếu cả ngày mang tất, chân luôn trong trạng thái “ngột ngạt,”, thế mà tối đi ngủ lại vẫn mang tất, như thế bàn chân dễ bị ẩm ướt, thành môi trường vi khuẩn dễ phát triển, gây bệnh về chân (thường là bệnh nấm chân), như thế không những không giữ ấm được cho chân lại khiến chân bị ngứa ngáy, khó chịu.

Cách ngâm chân giúp bảo vệ sức khỏe

(Ảnh: Internet)

Trong cơ thể, chân là nơi xa tim nhất, vào mùa đông trời lạnh, mạch máu của chân co lại làm cản trở lưu thông máu, vì thế dễ gây nhiều loại bệnh tật.

Liệu pháp ngâm chân trong Trung y đã có từ hàng ngàn năm, áp dụng cách này sưởi ấm cho chân vừa đơn giản lại hiệu quả, giúp phòng chống bệnh tật. Lịch sử liệu pháp ngâm chân có từ rất lâu đời, có lẽ ghi chép sớm nhất trong «Trừu hậu bị cấp phương» (肘后备急方) thời nhà Tấn. Liệu pháp ngâm chân là để giữ ấm cho chân giúp việc tuần hoàn máu dễ dàng, làm chân bớt mệt mỏi.

Ngâm chân để khai thông kinh lạc, hỗ trợ loại bỏ hàn khí và chất độc trong cơ thể, giúp cơ thể ấm áp, giảm hư hỏa. Ngoài ra, nhờ tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, ngâm chân giúp điều chỉnh huyết áp rất tốt. Dùng cách này giúp giữ ấm cho chân tốt hơn rất nhiều lần so với mang tất.

Việc cần biết trước khi ngâm chân

1. Thời gian ngâm chân

Nếu có thời gian thoái mái, đặc biệt những người già, có thể ngâm chân vào khoảng 4 ~ 5 giờ chiều, khi khí huyết kinh bàng quang và thận vượng nhất. Khoảng thời gian lý tưởng khác là 9 giờ tối, đạt hiệu quả bảo vệ thận tốt nhất, người có bệnh về thận khi ngâm nên pha thêm muối vào.

Chú ý: Trước và sau bữa ăn một tiếng không nên ngâm chân.

Mỗi ngày ngâm 10 ~ 15 phút sẽ đạt hiệu quả hỗ trợ hoạt động của cơ thể, giúp điều hòa khí huyết, giảm trừ bệnh tật, ăn uống ngon miệng… Người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau dạ dày… đều có thể dùng liệu pháp ngâm chân để hỗ trợ điều trị.

2. Nhiệt độ nước ngâm

Mới ngâm thì nhiệt độ nên thấp một chút, sau đó từ từ tăng dần, ngâm đến khi nào cơ thể thấy ấm lên. (Ảnh: Internet)

Nhiệt độ nước ngâm không nên quá cao, khoảng 40 độ là vừa, ngâm chân giúp tăng tốc làm mới tế bào da, vì thế sau khi ngâm xong và lau khô thì thấy lớp da bỗng nhiên mềm mại hơn, đây là cách chăm sóc đôi chân có một không hai!

3. Mực nước ngâm chân

Chiều sâu của thùng ngâm chân thấp hơn đầu gối là được, ngâm tới trên mắt cá chân khoảng 10 ~ 15 cm, nếu muốn thúc đẩy mạnh tuần hoàn máu, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch thì có thể ngâm đến cẳng chân.

4. Hiệu quả ngâm chân

Ngâm chân mà khiến toàn thân cũng ấm lên và hơi ra mồ hôi, nghĩa là hiệu quả đạt được tốt, sau khi ngâm xong nên uống nhiều nước để kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Tốt nhất là vừa ngâm vừa uống nước, có thể uống nước đường gừng giúp tăng nhiệt độ cho cơ thể, kịp thời loại bỏ khí hàn ra khỏi cơ thể.

5. Đồ ngâm chân

Đồ ngâm tốt nhất là dùng thùng gỗ, giúp việc hấp thu các vị thuốc đạt hiệu quả tối ưu. (Ảnh: Internet)

Đồ ngâm tốt nhất là dùng thùng gỗ, giúp việc hấp thu các vị thuốc đạt hiệu quả tối ưu. Sau khi ngâm xong có thể làm mát xa chân.

Pha chế nước ngâm để chữa bệnh

Ngâm nước gừng:

Ngâm chân nước gừng, giải hàn bổ dương. (Ảnh: Internet)

Dùng dao đập dẹp củ gừng, hoa hồng, cho vào trong miếng vải thưa bọc lại rồi thả vào nước ngâm, cho thêm một muỗng muối ăn vào.

Hiệu quả: Giải hàn bổ dương

Nước hồng hoa:

Muốn hoạt huyết hóa ứ, mua khoảng 1 lạng hoa hồng chia thành 10 phần, dùng vải thưa bọc mỗi phần lại rồi thả vào trong nước nóng, cho thêm muỗng muối, xông chân trước sau đó hãy ngâm (nước qua mắt cá chân).

Ngâm chân với Hồng hoa giúp trị bệnh (Ảnh: Internet)

Hiệu quả: Trị đau mỏi lưng

Nước cây ngải:

Dùng nước ngải ngâm chân giúp trị bệnh hệ hô hấp. (Ảnh: Internet)

Mua 1 lạng ngải chia thành 5 phần, dùng vải thưa bọc các phần lại cho vào nồi đun sôi, dùng nó xông chân trước rồi cho chân vào ngâm, khi nhiệt độ vừa đủ khoảng 40 ~ 50 độ thì cho chân vào ngâm.

Hiệu quả: Trị bệnh về hệ thống hô hấp, khử phong hàn, trị lạnh chân mỏi lưng.

Nước hạt hoa tiêu:

Loại nước này trị hôi chân, phù chân, ra mồ hôi chân. (Ảnh: Internet)

Dùng vải thưa bọc hạt hoa tiêu lại rồi cho vào nồi đun sôi, lấy nước sôi xông trước, khi nhiệt độ giảm vừa phải thì cho chân vào ngâm.

Hiệu quả: Trị hôi chân, phù chân, ra mồ hôi chân.

Thân trên cơ thể bị ra mồ hôi trộm thường do khí hư, thân dưới ra mồ hôi trộm thường là do thận hàn. (Ảnh: Internet)

Tại sao có người ngâm chân không ra mồ hôi?

Nguyên nhân vì khí hàn trong cơ thể quá nặng, chỉ cần duy trì liệu pháp ngâm chân thường xuyên là sẽ loại bỏ dần hàn khí trong cơ thể, sau đó sẽ ra mồ hôi.

Kết luận:

Ngâm chân thường xuyên là liệu pháp rất tốt giúp bảo vệ sức khỏe, nhưng việc dùng các loại dược liệu phải thận trọng, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc, vì nếu dùng loại dược liệu không phù hợp trạng thái cơ thể sẽ phản tác dụng.

Mỗi ngày ngâm một lần là có thể đạt được hiệu quả dưỡng sinh, bạn hãy thử áp dụng liệu pháp truyền thống có từ hàng ngàn năm trước này xem!

Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version