Có rất nhiều người chức năng thận không tốt nhưng không biết nguyên nhân vì sao, thậm chí không hề hay biết cho đến khi đã quá nặng. Kỳ thực là vì trong sinh hoạt hàng ngày có nhiều hành vi vô tình gây tổn thương thận. Vậy chính xác là những gì và làm thế nào để dưỡng thận?
Mỗi người có 2 quả thận, đều có chức năng lọc máu như nhau để loại bỏ các chất cặn bã, giữ lại những chất cần thiết ví dụ như các protein trong máu để cung cấp cho cơ thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh thận hư, protein sẽ bị loại bỏ ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu dẫn đến phù và làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe khác.
Chứng thận hư quái ác hiện rất phổ biến, đặc biệt là ở nam giới độ tuổi trung niên và trẻ hơn, gây ra hậu quả tai hại cho sức khỏe. Dưới đây là những hành động có thể gây tổn thương tới thận.
1. Ngồi làm việc quá nhiều trong văn phòng
Một nghiên cứu mới đây phát hiện nam giới làm việc trong môi trường văn phòng ngồi nhiều thường dễ gặp vấn đề về thận hơn so với những người lao động chân tay bên ngoài. Thiếu vận động và ngồi nhiều sẽ làm chức năng của tim giảm xuống, dẫn tới giảm lưu lượng máu và kèm theo đó đương nhiên sẽ dẫn tới gây tổn thương chức năng của thận.
2. Không uống đủ nước
Uống đủ nước được chứng minh là “liều thuốc” cho sức khỏe, trong đó bao gồm duy trì sức khỏe thận tốt. Uống đủ nước giúp thận duy trì cân bằng dịch cơ thể, loại bỏ các độc tố không mong muốn và natri ra ngoài cơ thể. Điều này giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và sau đó có thể là suy thận.
3. Ăn nhiều thịt, ít rau xanh
Protein động vật tạo ra một lượng axit cao rất có hại cho thận trong quá trình xử lý dẫn tới tình trạng nhiễm toan (thận không thể đào thải lượng axit dư thừa một cách hiệu quả). Protein động vật nên được hấp thu cân bằng với hấp thu rau và hoa quả.
4. Thường xuyên hút thuốc và uống rượu
Thông thường, hút thuốc có liên quan trực tiếp đến việc gây tổn thương cho phổi hoặc tim, ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của thận. Điều này là do hút thuốc để lại nhiều protein trong nước tiểu, đó là dấu hiệu đáng báo động cho sức khỏe của thận.
Uống 3-4 cốc rượu dù là loại nào đều làm tăng nguy cơ bị bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, kết hợp hút thuốc và uống rượu làm tăng gấp 5 lần nguy cơ tương tự.
5. Thiếu ngủ, ngủ muộn
Vì nhiều lý do, chúng ta không ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày như được khuyến nghị để chuẩn bị cho ngày mới. Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe thận, tăng huyết áp và suy ảnh hưởng tới sức khỏe chung.
6. Ăn mặn hoặc nhiều thực phẩm chế biến
Muối chứa nhiều natri và hấp thu natri nhiều có thể trực tiếp dẫn tới tăng huyết áp. Chức năng lọc máu trở nên bị rối loạn và dần dần ảnh hưởng tới thận.
7. Nhịn tiểu
Đôi khi vì công việc hoặc nhiều lý do khác, bạn cố gắng nhịn tiểu có khi hàng giờ. Điều này có thể làm tăng áp lực nước tiểu trong thận và dẫn đến suy thận.
Ngoài ra, theo kết quả của một cuộc điều tra béo phì có thể làm tăng từ 30% -90% nguy cơ mắc thận hư ở nam giới.
6 dấu hiệu cho thấy thận ở nam giới đang gặp nạn
1. Hay có cảm giác mệt mỏi, hụt sức
Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến nhiều người cho rằng việc cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực là do công việc áp lực cao gây ra. Thực ra, đây có thể là biểu hiện thời kỳ đầu của nhiều bệnh liên quan đến thận, gây thiếu hụt protein, thiếu chất dinh dưỡng; hoặc suy giảm chức năng thận dẫn đến thiếu máu.
Khi chức năng hoạt động của thận không tốt sẽ làm cho rất nhiều chất thải trong cơ thể không được nước tiểu bài tiết ra ngoài từ đó sẽ xuất hiện cảm giác như không có sức lực ví dụ tinh thần bất ổn, mệt mỏi… Khi thận có bệnh những loại chất dinh dưỡng như protein cũng sẽ thông qua nước tiểu bài tiết ra ngoài gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi không còn sức lực. Có một vài bệnh nhân cho rằng đó là biểu hiện bản thân quá kiệt sức hoặc do nguyên nhân khác mà bỏ qua vấn đề về thận.
2. Không muốn ăn
Không muốn ăn, chán ăn hay thậm chí buồn nôn, nôn mửa cũng là một triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý về thận. Có một vài bệnh nhân khi xuất hiện các vấn đề này trước tiên thường tìm tới các khoa tiêu hóa hoặc gan để thăm khám để biết bản thân có phải bị bệnh về dạ dày hay gan không. Khi gan và dạ dày không có vấn đề thường gác lại không để ý mà quên tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa về thận kết quả làm chậm trễ thời gian điều trị.
3. Nước tiểu có bọt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nước tiểu có bọt trong đó nếu protein từ thận thoát ra ngoài qua đường tiểu cũng sẽ làm nước tiểu xuất hiện nhiều bọt.
4. Đau lưng
Vị trí của thận nằm ở hai bên cột sống ở lưng bởi vậy khi thận có bệnh bạn sẽ cảm giác đau lưng.
5. Tiểu nhiều tiểu ít
Người khỏe mạnh mỗi ngày đi tiểu khoảng từ 4 -6 lần, lượng nước tiểu khoảng từ 800- 2000 ml, nếu số lần đi tiểu quá nhiều hoặc quá ít cũng nên chú ý.
6. Phù thũng
Uống nước quá nhiều hoặc ngủ nhiều, béo phì… đều làm có một số bộ phận như mí mắt, mặt, cẳng chân… đều hơi sưng lên. Nếu không phải do những nguyên nhân này cần cẩn thận vì rất có thể đó là do thận có vấn đề.
Ngoài những biểu hiện ở trên những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu lâu dần cũng có thể dẫn tới rối loạn chức năng thận. Những người thiếu máu cũng dễ gặp vấn đề về thận. Bởi vậy nam giới nên thường xuyên tự chú ý tình trạng sức khỏe, khi xuất hiện các vấn đề bất thường cần chú ý xem liệu có phải thận của mình gặp vấn đề không. Có như vậy mới giảm thiệu tối đa những ảnh hưởng sức khỏe của bản thân.
Lão Trung Y dạy bạn làm sao bổ thận không mất tiền
1. Ngủ đúng cách để dưỡng thận
Ngủ đủ giấc có tác dụng quan trọng giúp sản sinh khí huyết và bảo dưỡng tinh khí thận. Những nghiên cứu lâm sàng gần đây phát hiện có nhiều bệnh nhân suy giảm chức năng thận bởi thức đêm quá nhiều, lao lực quá nhiều và ngủ không đủ giấc. Bởi vậy không nên thức đêm quá giới hạn, hình thành thói quen nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ, ngủ sớm dậy sớm có lợi cho việc bảo dưỡng tinh chất của tạng thận.
2. Cảnh giác với các loại thuốc
Bất kể là thuốc Đông y hay Tây y đều có một vài tác dụng phụ, có một vài loại thuốc sử dụng quá nhiều cũng gây hại thận. Bởi vậy cần cảnh giác với các loại thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nếu cần dùng một loại thuốc nào đó trong thời gian dài cần được sự tư vấn của chuyên gia.
3. Chăm sóc tốt hai chân
Giữ ấm đôi chân là một trong những biện pháp dưỡng thận, kinh thận xuất phát từ dưới lòng bàn chân. Nguyên nhân là bởi 3 kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực. Chân rất dễ bị khí hàn lạnh xâm nhập do đó cần đặc biệt chú ý giữ ấm, khi ngủ không nên để hai chân hướng thẳng về phía điều hòa hoặc quạt; không nên đi chân đất ở những nơi ẩm ướt lâu dài.
Ngoài ra ở chân có rất nhiều huyệt vị ví dụ như huyệt Dũng Tuyền. Đây là huyệt vị thứ nhất của kinh thận, mỗi tối trước khi đi ngủ ấn vào vị trí huyệt này “Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân” có công dụng dưỡng tinh thận hiệu quả.
4. Đại tiện phải thông suốt
Đại tiện không thông làm chất bẩn và khí bẩn ứ tắc tấn công lên trên không những làm tâm trạng buồn bực khó chiu mà còn làm tổn thương tới thận dẫn tới mỏi thắt lưng, buồn nôn và nôn mửa. Do đó cần điều chỉnh ăn uống hợp lý để đại tiện thông suốt cũng là một phương pháp dưỡng thận. Khi khó đi đại tiện có thể dùng mu bàn tay đặt vào vị trí hai thận dùng lực ấn và xoa, có thể kích thích khí thận tăng nhanh tốc độ bài tiết. Khi đi bộ dùng hai bàn mu bàn tay ấn xoa vào khu vực thận cũng có thể làm dịu triệu chứng đau thắt lăng.
5. Uống nước dưỡng thận
Nước là khởi nguồn của sự sống. Khi cơ thể thiếu nước có thể làm cho độc tố tích tụ lưu lại trong cơ thể từ đó tăng thêm gánh nặng cho thận. Bởi vậy uống nước đều đặn cũng là một phương pháp dưỡng thận hiệu quả.
6. Buồn tiểu không nên nhịn
Bàng quang trữ nước tiểu tới một mức độ nhất định sẽ kích ứng lên hệ thần kinh sinh ra phản xạ muốn đi tiểu. Khi muốn đi tiểu nhất định không được nhịn mà nên đi vệ sinh nếu không nước tiểu sẽ tích tụ thành khí độc làm hại tới thận. Do đó buồn tiểu nên đi tiểu cũng là một trong những phương pháp dưỡng thận rất tốt.
Theo Secretchina
Kiên Định