Bảo vệ tính mạng và tài sản là hai mục tiêu chính của nhân viên cứu hỏa, nhưng chắc chắn công việc này không dễ dàng. Mới đây, vấn đề an toàn cho người tham gia cứu hỏa được các chuyên gia bàn đến khá nhiều, nhất là nguy cơ ung thư.
Theo Hiệp hội Bảo vệ Hỏa hoạn Quốc gia (NFPA), Mỹ, hơn 160 nhân viên cứu hỏa thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ trong năm 2013 và 2014. Nhưng vấn đề chưa dừng lại tại đó. Một nghiên cứu gần đây của Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ (NIOSH), một cơ quan của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, đã chỉ ra rằng căn bệnh ung thư đã lấy đi nhiều sinh mạng của đội cứu hỏa hơn bất kỳ nguy hiểm nào họ có thể gặp phải trong khi làm việc.
Sau khi tiến hành khảo sát trên nhóm 30.000 nhân viên cứu hỏa thuộc về 3 thành phố lớn, các nhà nghiên cứu từ NIOSH và đồng nghiệp đã nhận thấy rằng những người này có tỉ lệ mắc một vài bệnh ung thư và tổng các loại ung thư cao hơn so với toàn dân số Mỹ nói chung.
“Những phát hiện mới nói chung là phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu nhỏ hơn trước đó. Nghiên cứu mới đã có số lượng khảo sát lớn hơn sau một thời gian dài, kết quả củng cố các bằng chứng khoa học về mối quan hệ giữa chữa cháy và ung thư”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Ngay cả nhân viên cứu hỏa trẻ cũng bị ảnh hưởng
Phát hiện này được công bố trên tạp chí phê bình Nghề nghiệp và Y học Môi trường
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá tỷ lệ ung thư cho 29.993 nhân viên cứu hỏa ở San Francisco, Chicago và Philadelphia từ năm 1950 đến năm 2009.
Theo NIOSH, có hai phát hiện chính:
“Bệnh ung thư đường hô hấp, tiêu hóa, và hệ thống tiết niệu chiếm chủ yếu các tỷ lệ cao hơn trong số lượng nghiên cứu. Các tỷ lệ cao hơn cho thấy rằng nhân viên cứu hỏa có nhiều khả năng phát triển các bệnh ung thư.”
“Số lượng lính cứu hỏa trong nghiên cứu có tỷ lệ của u trung bì lớn hơn tỷ lệ trên dân số Hoa Kỳ hai lần. Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định sự vượt quá mức u trung bì trong nhân viên cứu hỏa Mỹ. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng có lẽ nó liên quan đến việc tiếp xúc với amiăng, một nguyên nhân của u trung bì“.
Trong tất cả, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng 68%, tức là hơn hai phần ba số nhân viên cứu hỏa phát triển ung thư, so với khoảng 22% trong dân chúng nói chung, không xét vấn đề chủng tộc hay giới tính.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy:
– Sự gia tăng tỷ lệ ung thư chủ yếu là do tiêu hóa, hô hấp, răng miệng và ung thư đường tiết niệu;
– Khoảng hai lần như nhiều trường hợp u trung bì ác tính – có lẽ hầu hết do tiếp xúc amiăng – xảy ra nhiều hơn so với dự tính;
– Một số bệnh ung thư, như ung thư tuyến tiền liệt và bàng quang đã được thấy có tỷ lệ cao hơn so với dự kiến ở nhân viên cứu hỏa trẻ.
Yêu cầu chính thức công nhận ung thư là mối nguy hiểm nghề nghiệp
Càng ngày, các quốc gia càng nhận ra rằng ung thư là một mối nguy hiểm nhề nghiệp và đang thông qua dự luật nhằm hỗ trợ tốt hơn các nhân viên các ngành công cộng như nhân viên cứu hỏa đã tiếp xúc quá mức với các vật liệu gây ung thư. Một trong những nơi gần đây nhất để ý đến vấn đề này là Ohio, nơi các nhà lập pháp đang xem xét một dự luật mà có thể giúp các nhân viên cứu hỏa thu được đền bù lao động dễ dàng hơn một khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Mới đây, điều luật đã được Ohio bỏ phiếu thông qua gần như tuyệt đối, theo Cleveland.com báo cáo.
NFPA ghi chú rằng, dựa trên con số của 2014, những nguyên nhân phổ biến tiếp theo gây ra cái chết cho nhân viên cứu hỏa trong khi làm nhiệm vụ bao gồm giãn nở quá mức/căng thẳng là nguyên nhân chấn thương (58%) và ngừng tim/đột tử (56%) như bản chất của chấn thương.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Hoài Trân biên dịch
Xem thêm: