Đại Kỷ Nguyên

Ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra, nhớ kỹ 2 cách xử trí kịp thời

Mới đây nhất là trường hợp khoảng 60 người ăn cỗ đám hỏi tại Hà Giang thì có 3 người đã tử vong và 51 người phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Các vụ ngộ độc ăn uống quy mô lớn liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây khiến nhiều người thực sự lo lắng. Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai, bạn hãy nắm vững 2 cách giúp xử trí trong trường hợp tương tự.

Hà Giang: 3 người chết, 51 người nhập viện

Từ 7h đến 14h ngày 1/10 tại gia đình ông Lý Seo Hỏa ở thôn Lùng Vùi, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã tổ chức ăn hỏi cho con trai. Bữa cơm có khoảng 60 người tham gia, thức ăn gồm thịt lợn xào, canh xương nấu đu đủ, uống rượu gạo và cơm tẻ.

Sau khi ăn cơm ở đám ăn hỏi xong, đến 4 giờ sáng ngày 3/10 có 3 người xuất hiện triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng và nôn ra thức ăn, kèm theo dịch và lẫn máu sau đó tử vong. 3 nạn nhân tử vong được xác định là ông Lý Seo Hòa (59 tuổi); ông Vừ Seo Sử (42 tuổi) và ông Kháng Minh Pao (47 tuổi) đều là dân tộc Mông, thường trú tại xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên. Tính 51 người phải nhập viện, thì gần như toàn bộ số người tham gia ăn cỗ đã gặp vấn đề.

TPHCM: Nhiều người tại 2 công ty phải nhập viện sau bữa ăn

Thông tin ban đầu được biết, vụ việc trên xảy ra trong 2 ngày (13 và 14/9) tại 2 đơn vị gồm: Công ty TNHH Nam Hô (số 6/9C Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Hoà, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM) và Công ty TNHH may thêu giày An Phước (số 2/7G Nguyễn Thị Sóc, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TPHCM). Ít nhất 26 công nhân phải nhập viện cấp cứu.

(Ảnh: qua Dantri)

Hà Nội: 9 trẻ mầm non ngộ độc sau bữa ăn

(Ảnh minh họa: qua Dantri)

Theo ông Tụ, vào ngày 11/9, một số trẻ tại Trường mầm non Lại Yên có biểu hiện bị sốt, buồn nôn. Các ngày tiếp theo, nhiều trẻ gặp triệu chứng tương tự. Trong số 31 trẻ nghỉ học vì triệu chứng trên, có 9 trẻ đã được xác định rõ tình trạng bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy cấp. Trong số 9 trẻ trên, có 4 trẻ phải nhập viện điều trị, 5 cháu còn lại được gia đình chăm sóc tại nhà. Đến 15/9, các trẻ đã về nhà, không phải nằm viện.

Đà Nẵng: 9 khách du lịch vào viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm

Tối 14/9, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tiếp nhận 9 trường hợp bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh nhân nhập viện cấp cứu với triệu chứng: buồn nôn, đau quặn bụng và đi cầu lỏng.

Ngay sau đó, các bác sĩ khoa cấp cứu đã thăm khám và cho bệnh nhân thực hiện các chỉ định cần thiết, sử dụng thuốc giảm đau và truyền dịch.

Một bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện Hoàn Mỹ

8 bệnh nhân đã được xuất hiện ngay trong đêm 14/9. Hiện tại còn một bệnh nhân đang nhập viện điều trị ở khoa nội vì tình trạng nặng hơn.

Theo thông tin chia sẻ của một người bệnh, họ là đoàn khách du lịch ở Quảng Ninh gồm 50 người, sau khi dùng bữa trưa tại một điểm du lịch rồi về lại khách sạn thì 9 người có triệu chứng trên.

Dấu hiệu ngộ độc và cách xử lý

“Miệng nôn, trôn tháo”, đau bụng, buồn nôn, đau nhức đầu, thân nhiệt tăng… là những dấu hiệu điển hình khi bị ngộ độc cấp, cần nhanh chóng xử lý.

Trong trường hợp khẩn cấp, cách xa cơ sở y tế, 2 cách dưới đây có thể giúp bạn hóa giải độc tố do ngộ độc thực phẩm:

Cách 1: Cứu huyệt

Trước hết đánh một dấu chấm mực vào chỗ cao ở đầu lòng ngón chân thứ hai, cạnh ngón cái. Sau đó gấp ngón chân đó lại để vết mực dính vào gan bàn chân, chỗ ấy là huyệt. Khi ngộ độc thức ăn, dùng điếu ngải cứu hoặc 3 que nhang, hoặc điếu thuốc lá cứu nóng (hơ nóng) huyệt này.

Khi ngộ độc sẽ không cảm thấy nóng lắm, vì vậy phải cứu cho đến khi thấy nóng, tức là cứu tới vài lượt, đến khi nào chỗ ấy nóng bỏng mới thôi. Cách này rất hiệu nghiệm

Cách 2: Bài thuốc từ riềng của lương y Đồng Xuân Toàn

 

Nguyên liệu: Riềng già một củ to. Rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào 1 lit rượu, ngâm sau vài ngay là dùng được.

Liều dùng: Mỗi lân uống một chén nhỏ. Thông thường uống sau một lúc là thấy đỡ. Có người đi ngoài 15 lân một ngày, chỉ uông 2 lần là cầm .

Theo Đông y, củ riềng có tên là cao lương khương vị cay, tính ôn, vào kinh tỳ và vị. Riềng có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực. Dùng riềng có thể trị các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, tiêu hóa kém…

Riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo. Bên cạnh đó, nó cũng còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.

Riềng còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó, góp phần phòng ngừa và điều trị các căn bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm.

Lương y Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version