Người xưa đã biết đến gút và xem đây như là vua của các bệnh và cũng là bệnh của các vua, vì nguyên nhân là do giới vua chúa quyền quý hay ăn uống quá đà. Đến nay, bệnh gút không chỉ là nỗi ám ảnh của giới quyền quý mà đã thành khá phổ biến, nhưng việc bạn lưu ý đến chế độ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ nhiều trong việc phòng tránh gút.

Bệnh gút liên quan đến vấn đề chuyển hóa bất thường của purine, một hợp chất cấu thành nên ADN trong cơ thể và có trong một số thực phẩm và đồ uống. Biểu hiện đặc trưng của người bệnh là khó chịu do các khớp bị sưng, đau, nhất là khớp bàn ngón chân cái, các khớp ở chi dưới.

Những cơn đau do gút khiến bệnh nhân không thể nào quên được. Bên cạnh đó người mắc bệnh gút cũng dễ bị sỏi thận do rối loạn chuyển hóa axít uric,từ đó có thể gây cơn đau quặn thận, suy thận do sỏi.

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trong giúp người bệnh kiểm soát bệnh gút và giảm nguy cơ mắc bệnh. Quả anh đào, sản phẩm từ sữa, cà phê, và vitamin C có lợi cho người mắc bệnh gút.

Người bị bệnh gút nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều purin hay làm gia tăng chuyển hóa axít uric, như thịt đỏ, thực phẩm biển, đồ uống có đường, nước ép trái cây, thực phẩm nhiều đường fructose, và rượu bia.

Những thực phẩm người bị bệnh gút nên ăn

Quả anh đào

Thành phần có hoạt tính sinh học trong quả anh đào giúp làm giảm sản xuất axít uric trong gan và tăng khả năng đào thải chất này qua nước tiểu. Đồng thời quả anh đào cũng có đặc tính chống viêm.

Quả anh đào rất có lợi cho sức khỏe (iStock)
Quả anh đào rất có lợi cho sức khỏe (iStock)

Trong một nghiên cứu trên 633 người bị gút, những người đã ăn quả anh đào một vài ngày trước đó giảm 35% khả năng bị cơn gút cấp tấn công, so với người không ăn.

Tương tự, một thử nghiệm 4 tháng phát hiện thấy những người uống nước ép quả anh đào thường xuyên bị các cơn gút cấp với tần số ít hơn đáng kể.

Cà phê

Một số nghiên cứu cho thấy cà phê có liên quan với giảm nguy cơ bị gút. Cà phê làm tăng bài tiết axít uric qua nước tiểu và giảm sản xuất axít uric.

Cà phê làm tăng bài tiết axít uric qua nước tiểu và giảm sản xuất axít uric (pexels.com)
Cà phê làm tăng bài tiết axít uric qua nước tiểu và giảm sản xuất axít uric (pexels.com)

Một nghiên cứu 12 năm trên 45,000 đàn ông phát hiện thấy những người uống 4 tách cà phê hoặc nhiều hơn có nguy cơ bị gút giảm 40-60% so với người không uống cà phê.

Tuy nhiên cũng không vì vậy mà bạn phải mắc thêm chứng nghiện cà phê, “điều độ” luôn là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh.

Vitamin C

Hãy thận trọng khi dùng (NatchaS/iStock)
Hãy thận trọng khi dùng (NatchaS/iStock)

Một đánh giá kết quả của 13 nghiên cứu phát hiện thấy bổ sung vitamin C (khoảng 500mg/ngày trong khoảng một tháng) làm giảm nhẹ axít uric máu khoảng 0,02 mmol/L

Nhưng bạn cần thận trọng khi dùng vitamin C vì dùng nhiều vitamin này làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Những thực phẩm nên nên ăn hạn chế

Thịt và hải sản

Ăn nhiều thịt đỏ (bao gồm cả nội tạng như gan, thận) và hải sản (tôm, cua, sò, trai, cá trích, cá thu, cá sardine, cá trống) có liên quan với tăng nguy cơ bị gút lên nhiều lần vì chúng chứa nhiều purin và ảnh hưởng đến sản xuất axít uric.

Đường fructose

Fructose là “đường đơn giản” có trong mật ong, trái cây, một số thực vật, và các chất làm ngọt. Fructose tăng cường chuyển hóa purin, làm tăng nồng độ axít uric máu.

Cảnh giác với các loại đường, đặc biệt là Siro Fructose (eluxemagazine.com)
Cảnh giác với các loại đường, đặc biệt là Siro Fructose (eluxemagazine.com)

Nên tránh chất làm ngọt nhiều fructose như mật ong, đường nâu, HFCS (có trong Cocacola), đồng thời kiểm tra khả năng dung nạp trái cây, thực vật và các thực phẩm giàu fructose khác.

Nồng độ axít uric có xu hướng tăng cao hơn ở người thường xuyên uống những đồ uống có đường. Những người uống 1-2 chai nước ngọt một ngày có nguy cơ bị gút cao gấp gần 2 lần người chỉ uống một chai trong một tháng.

Đối với trái cây nguyên trái, vẫn còn bất đồng trong các nghiên cứu.

Rượu bia

Những đồ uống có cồn khác nhau có ảnh hưởng khác nhau lên nồng độ axít uric máu. Bia chứa nhiều purin và làm tăng nồng độ aicd uric máu nhiều hơn rượu mạnh, trong khi đó rượu trung bình đứng ở vị trí giữa.

Bia chứa nhiều purin và làm tăng axít uric (Samira Bouaou/The Epoch Times)
Bia chứa nhiều purin và làm tăng axít uric (Samira Bouaou/The Epoch Times)

Người không uống có nồng độ axít uric thấp hơn người uống bia hay rượu mạnh. Phân tích tổng hợp 17 nghiên cứu gồm 42,000 người trưởng thành, cho thấy nguy cơ mắc bệnh gút của những người uống nhiều rượu nhất cao gấp gần 2 lần những người không uống hoặc thỉnh thoảng uống rượu.

9 lời khuyên giúp đánh bại bệnh gút

Nếu bạn có vấn đề với bệnh gút, hãy tham khảo các lời khuyên dưới đây của các các chuyên gia dinh dưỡng.

  • Gặp bác sĩ để kiểm tra hoặc kiểm soát các yếu tố nguy cơ của gút
  • Ăn sữa chua đều đặn hàng ngày
  • Ăn quả anh đào thường xuyên (tươi hoặc đông lanh). Có thể thêm anh đào vào bữa sáng, làm đồ ăn vặt hay ăn cùng với sữa chua.
  • Tránh ăn chay cực đoan hay ăn uống quá độ. Cả hai đều làm tăng axít uric máu.
  • Kiểm soát cân nặng bằng cách phòng ngừa tăng cân. Nếu thừa cân, bạn nên cố gắng giảm vài cân.
  • Tránh những thực phẩm giàu purin (thịt đỏ, hải sản, bia) và hạn chế thực phẩm chứa hàm lượng purin ở mức trung bình.
  • Không uống nước ngọt, nước uống thể thao, và nước ép trái cây. Uống 2 lít nước mỗi này (hoặc uống đủ để nước tiểu có màu vàng nhạt)
  • Hạn chế đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và rượu mạnh.
  • Kiểm soát lượng fructose ăn vào, như tránh ăn nhiều mật ong, HFCS (kiểm tra trên bao bì sản phẩm). Ăn trái cây và thực vật với hàm lượng fructose ở mức trung bình đến thấp. Tránh những thứ nhiều fructose, trừ quả anh đào.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đại Hải biên dịch

Xem thêm: