Đại Kỷ Nguyên

Người hay đỏ mặt khi uống rượu bia có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 10 lần

Đỏ mặt là phải ứng của cơ thể khi ethanol chuyển hóa thành aceltedehyde – một chất có thể gây ung thư. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, người hay đỏ mặt có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 10 lần so với người bình thường uống cùng liều lượng.

Các chuyên gia phân tích, sau khi uống rượu, trên 90% ethyl alcohol sẽ chuyển hóa thành ethanol rồi chuyển hóa tiếp thành axit acetic, rồi thải ra ngoài. Những người mặt đỏ sau khi uống rượu là do tốc độ phân giải thành ethanol trong máu diễn ra nhanh, khiến chất này tích tụ làm cho mao mạch phình lên, xuất hiện tình trạng mặt đỏ, tim đập nhanh, choáng váng.

Tuy nhiên, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia, mọi người không nên chủ quan. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh nguy hiểm dưới đây:

Ung thư thực quản

Những người có phản ứng đỏ mặt khi uống rượu, bia do cơ thể thiếu hụt enzym chuyển hóa rượu ALDH2, dễ tích tụ acetaldehyde độc hại.

Ảnh minh họa.

Bác sĩ Ong Lizhen, chuyên gia tư vấn Phòng Thí nghiệm, Y học Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cho biết trên PLoS Medicine, người dễ đỏ mặt khi uống rượu bia có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 10 lần người bình thường khi hấp thụ lượng cồn tương tự.

Huyết áp cao

Nghiên cứu của đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) thực hiện trên 1.700 người, cho thấy người uống rượu bia đỏ mặt có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp cao hơn 2.27 lần so với người bình thường uống rượu bia không đỏ mặt.

Người hay đỏ mặt khi uống rượu bia có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 10 lần

Bệnh gan

Gan là một trong số những bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu. Việc uống càng nhiều rượu và uống trong thời gian lâu dài, bạn càng có nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gan.

Khi nạp rượu, bia vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa cồn thành aceltedehyde. Những người có phản ứng đỏ mặt vì chất cồn thì khả năng chuyển hóa aceltedehyde thành acetate sẽ chậm hơn. Điều đó đồng nghĩa chất gây ung thư acetaldehyde sẽ tích tụ lâu, gây hại cho lá gan.

Trước đó, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã đưa chất cồn trong các loại thức uống vào danh sách chất gây ung thư nhóm 1 sau khi đánh giá nhiều chứng cứ thuyết phục về tác hại gây ung thư ở người.

Những lưu ý khi uống rượu bia

– Cẩn trọng với rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

– Không uống trà ngay sau khi uống rượu bia. Bởi, trà chứa tannin, hoạt chất giúp cồn thẩm thấu vào cơ thể nhanh hơn, gây hại cho dạ dày.

– Không uống rượu bia khi đói: Khi đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, nếu kết hợp thêm với chất cồn trong rượu, bia người uống dễ say hơn, kèm theo cảm giác nôn nao, khó chịu.

– Không tắm ngay sau khi uống rượu bia: Nước khiến nhiệt độ tập trong cơ thể không tản ra được, tình trạng say càng nghiêm trọng, gây buồn nôn, đau đầu, chóng mặt…

– Nên bổ sung thêm nước khi uống rượu, bia: Nước có tác dụng tốt trong việc đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu, hạn chế tích tụ chất độc.

H.H

Exit mobile version