Mới đây tờ Daily Mail và một số kênh tin khác đã đăng lại câu chuyện của bé Bonnie: em đã suýt mất mạng vì nụ hôn của người mẹ thân yêu. Đây cũng là bài học nhắc lại cho bất kỳ ai rằng không nên tùy ý ôm hôn trẻ nhỏ.
Người mẹ Helen Green cùng với chồng Russell Green và con gái 6 tháng tuổi, bé Bonnie đi du lịch tại Anh. Helen bị chứng giộp môi (cold sore) và sau đó vài ngày thì bé Bonnie xuất hiện một vết loét ngay dưới tai. Hai vợ chồng đã đưa Bonnie đi gặp bác sĩ để khám, nhưng cả hai lần đều được trả lời rằng vết loét là do vi khuẩn, và đã ra về cùng với thuốc kháng sinh, kem bôi.
Cho đến khi Bonnie có những cơn co giật, hai vợ chồng nhà Green vội vã đưa em vào viện, cuối cùng phát hiện rằng Bonnie đã bị nhiễm virus herpes (herps simplex virus – HSV). Virus herpes đã tấn công lên não của Bonnie, khiến em bị bại não. Hiện nay các các sĩ vẫn đang tích cực chăm sóc để em có thể hồi phục nhanh nhất. Đây quả là cú bất ngời với Helen, cô cho rằng mình đã bị nhiễm virus herps từ trên máy bay, sau đó truyền qua cho Bonnie khi hôn em. Tuy nhiên các bác sĩ chưa biết rõ làm sao virus có thể đi đến não của Bonnie.
Các bác sĩ cũng cảnh báo thêm rằng, không thể chủ quan với loại virus này.
Khi vị nhiễm, các triệu chứng thông thường có thể là:
- Đau râm ran và ngứa. Nhiều người cảm thấy ngứa, rát hay cảm giác đau râm ran xung quanh môi một hoặc hai ngày trước khi mọc mụn.
- Mụn nước nhỏ thường mọc dọc theo cạnh môi, nơi tiếp xúc với da mặt, hay cũng có thể mọc xung quanh mũi hoặc trên má .
- Chảy nước và thành mải. Các mụn nước nhỏ có thể mọc tụ lại, sau đó vỡ ra, thành vết thương hở, rỉ nước và sau đó đóng vảy.
- Các triệu chứng có thể khác nhau, tùy theo đây là lần đầu tiên hay tái phát .
Khi bị lần đầu, một số người cũng có các triệu chứng:
- Sốt
- Đau họng
- Đau đầu
- Đau bắp thịt
- Sưng hạch bạch huyết
Trẻ em dưới 5 tuổi có thể có vết lở trong miệng và các tổn thương thường nhầm lẫn với loét miệng. Trẻ nhỏ cũng có khả năng lây lan virus cho các địa điểm khác trên cơ thể, chẳng hạn như ngón tay hoặc xung quanh mắt .
Nhưng có vấn đề là hầu hết những người bị nhiễm siêu vi gây bệnh này lại không có triệu chứng nhưng họ vẫn có thể lây cho người khác, ngay cả khi họ không có vết lở.
Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng, bạn không nên tùy tiện ôm hôn trẻ nhỏ đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, nhất là việc hôn môi, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển hay thậm chí khiến trẻ mất mạng.
Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra với trẻ chỉ vì một cái hôn của người khác như trẻ chết vì nụ hôn của chính người cha, Con viêm phổi nặng vì mẹ thích hôn miệng, và gần đây nhất là sự việc đau lòng diễn ra ở Anh. Bé sơ sinh tử vong vì bị người đến thăm hôn. Các trường hợp đau lòng này đã gióng lên hồi chuông cảnh tình những người có thói quen hôn môi trẻ.
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, hôn nhiều có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Làn da của trẻ sơ sinh mẫn cảm gấp chục lần người thường. Việc hôn môi trẻ nhỏ hết sức tai hại. Sức đề kháng của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh vô cùng kém, hôn môi trẻ dễ truyền nhiễm bệnh, truyền nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ, tăng cơ hội nhiễm bệnh của trẻ, nhất là các bệnh viêm gan A, bệnh kiết lỵ, bệnh lao phổi… hay thậm chí là tử vong.
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ nên có những biện pháp bảo vệ thích hợp. Các mẹ có thể từ chối khéo các hành động thân mật bằng cách cho mọi người nói chuyện với bé và luôn giữ bé trong lòng mình. Rửa tay cho bé thật sạch sau khi bé tiếp xúc với đồ chơi hoặc sau khi được người lạ bế cũng là một phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Minh Hải t/h
- Bà ngoại hàng ngày cho bé ăn gì mà 6 tuổi đã dậy thì?
- Nhân viên cấp cứu hết cách, ông bố vẫn cố hô hấp cứu con và kết quả thần kỳ
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.