Một phụ nữ đã chết vì nhiễm khuẩn sau khi ăn hàu sống. Đây là cảnh báo cho thực khách Việt vốn rất chuộng món hàu sống vắt chanh.
Ngày 15/10/2017, Jeanette LeBlanc qua đời sau khi không thể chống lại một căn bệnh nhiễm khuẩn nặng trong 21 ngày. Theo tin tức địa phương, trước đó LeBlanc và Vicki Bergquist về thăm gia đình ở Louisiana và tận hưởng những ngày nghỉ dọc theo bờ biển. Họ mua một mớ hàu sống ở chợ, và sau đó ăn nó. Và “Khoảng 36 giờ sau, cô ấy bắt đầu có tình trạng khó thở và nổi ban ở chân”.
LeBlanc cho biết “vết thương phát triển nghiêm trọng” trên chân của mình, và các bác sỹ thông báo cho cô biết rằng cô bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Vibrio.
Tình trạng của LeBlanc trở nên tồi tệ hơn nhiều tuần sau đó, cuối cùng dẫn đến cái chết của cô.
Có khoảng 10 loại vi khuẩn Vibrio khác nhau có thể gây ra các tình trạng khó chịu nhưng sẽ biến mất trong một vài ngày. Tuy nhiên cũng có loại Vibrio hiếm, có thể “ăn thịt” hoặc viêm hoại tử dẫn đến tử vong đến 30% cho những người bị nhiễm bệnh.
Theo CDC, mỗi năm có khoảng 80.000 ca nhiễm Vibrio ở Mỹ, trong số đó có 52.000 trường hợp là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm, đặc biệt là hải sản tươi. 80% bệnh nhiễm khuẩn xảy ra vào khoảng tháng 5 và tháng 10, khi nước ấm trở nên ấm hơn, là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm khuẩn Vibrio là: chuột rút, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, sốt, và ớn lạnh.
Một dạng vi khuẩn Vibrio đặc biệt có tên là Vibrio vulnificus, nguy hiểm hơn nhiều. Nhiễm trùng này có thể gây tổn thương da, nhiễm trùng máu và viêm gan hoại tử (bệnh ăn thịt, gây ra các mô chết).
Hàu là thực phẩm rất được ưa chuộng vì sự bổ dưỡng. Trong hàu rất giàu các thành phần sắt, kẽm, kali, magiê, canxi, phốt pho, axít béo omega-3 và các loại vitamin C, E… giúp thúc đẩy quá trình kiến tạo hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu, bảo vệ tim mạch, tăng sức đề kháng, phòng ngừa loãng xương…
Tuy nhiên hàu sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu, ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển… nên khó tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm.
Hàu có thể chứa vi khuẩn Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày hoặc Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Vậy để có ăn hàu như thế nào để có thể đảm bảo sức khoẻ. Dưới đây là một số cách ăn và chế biến để có thể tận dụng và nâng cao sự bổ dưỡng của hàu.
Hàu luộc
Hàu (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.
Canh hàu rau hẹ
Thịt hàu 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm gia vị, nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường.
Cháo hàu
Thịt hàu 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g. Nấu nhừ, ăn 2 lần trong ngày. Chữa tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt, gan suy.
Canh hàu ngao cà rốt đậu đỏ
Hàu, ngao, trai biển 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt và gia vị, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 – 7 ngày.
Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.
Lưu ý:
– Hàu có vị tanh, tính mát, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nên những người có tỳ vị yếu, khó tiêu hóa hay đang bị tiêu chảy thì không nên ăn.
– không nên ăn hàu còn sống, nếu ăn cần phải biết rõ nguồn gốc đảm bảo. Khi chế biến loại bỏ hết hàu chết, hàu ươn (vì loài nhiễm thể rất dễ bị nhiễm độc), và ngâm trong nước mặn, hoặc nước muối để hàu thải hết chất bẩn, rồi hãy ăn (ở chừng mực nhất định).
– Khi ăn hàu sống, để không bị đau bụng nên dùng gia vị là mù tạp, tăng khẩu vị cho món ăn, rất hợp với hải sản, giảm độ tanh và nguy cơ đau bụng.
– Mặt khác, trong thịt hàu có chứa hàm lượng cao các khoáng tố, nhất là sắt, kẽm và đồng – nên không lạm dụng, ăn thịt hàu quá nhiều không có lợi cho sức khỏe, thậm chí ngộ độc, gây bệnh.
T.Đ