Đi một ngày đàng học một sàng khôn! Thế gian quả là không thiếu những điều nghiệm linh kỳ diệu, chỉ là vì chúng ta chưa có duyên lành biết đến mà thôi. Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt qua loạt bài “Người thật việc thật” này mong muốn gửi đến bạn đọc gần xa một vài ví dụ như vậy. Đâu đó có thể đang có những người cùng cảnh ngộ với các nhân vật, thân thể suy kiệt tuyệt vọng chán chường mà chưa thấy lối ra… Duyên lành có thể chính là đây, hãy cùng trầm tĩnh lắng nghe và cảm nhận!
Nói đến quê lúa, hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến những con người chân chất hiền lành chăm chỉ làm ăn tích cóp, cũng là nói đến những mảnh đời sẵn lòng tha phương cầu thực tứ xưa… Vất vả là vậy nhưng thâm tình quê hương dường như chẳng thể phai nhòa, thấy được cơ hội làm ăn, biết được điều gì hay tốt đều muốn chia sẻ đến những người còn đang vất vả chốn quê nhà.
Kỳ 1. Anh cựu Thượng úy tìm được ý nghĩa cuộc đời ở mãi phương trời Tây
Sau gần 10 năm phục vụ trong quân đội, anh Thượng úy Cao Thiên Thiều đã xuất ngũ vào năm 1993 để dành thời gian chăm sóc cho gia đình. Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh đã quyết định đầu tư một chuyến sang Ukraina vào năm 1998, những mong tìm cơ hội làm ăn để thay đổi sự nghiệp. Đất nước Ukraina nổi tiếng xinh đẹp và hiền hòa, nhưng với người chân ướt chân ráo như anh Thiều thì không hẳn. Lạ lẫm nơi quê người, việc buôn bán cạnh tranh gay gắt, thường xuyên phải căng thẳng tính tính toán toán và đề phòng các loại rủi ro. Giống như nhiều người Việt ra nước ngoài tìm kế sinh nhai khác, anh Thiều cũng nhanh chóng bị cuốn theo guồng xoáy kinh tế, loáng một cái hơn 10 năm nữa đã trôi qua…
Vào một ngày của năm 2013, khi đang bán hàng tại Kharkov ở Ukraina, một thanh niên đã giới thiệu cho anh cuốn sách Chuyển Pháp Luân của môn khí công Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và nói: “Chú ơi, cuốn sách này rất tốt, chú xem đi”. Sau đó anh Thiều đọc sách và biết đó là một phương pháp rất tốt cho sức khỏe, anh cũng tập theo các động tác nhưng chưa thực sự để tâm lắm cho đến khi các bạn rủ anh tham gia luyện công chung ngoài trời cùng với nhóm.
Lần đầu tiên tại điểm luyện công, điều làm anh Thiều ấn tượng nhất chính là cảnh tượng mọi người đến rất đúng giờ, trật tự nhanh chóng xếp hàng ngay ngắn như trong quân đội mặc dù chẳng có bất cứ một vị chỉ huy nào. Thấy mọi người luyện tập trong không khí hòa ái, bình yên mà trang nghiêm, anh tự nhủ… Đây có lẽ chính điểm mình cần đến!
Thay đổi ngoạn mục từ trong ra ngoài
Sau trải nghiệm luyện công chung ngoài trời lần đầu cùng với mọi người, anh Thiều quyết định chú tâm đọc sách, cùng giao lưu chia sẻ với những học viên trong địa phương. Khi đó anh mới hiểu rằng môn khí công mình đang học kia thực ra là một môn tu luyện tâm và thân để hướng đến một cảnh giới cao hơn, chứ không chỉ là khí công chữa bệnh khỏe người. Những người đến học có đủ loại nguồn gốc “Tây”, “Ta”, không phân biệt ngành nghề tuổi tác… đều chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, bắt đầu từ việc làm một người tốt và tốt hơn nữa. Tâm tính càng chuyển biến tốt bao nhiêu thì thân thể thay đổi thêm mạnh mẽ bấy nhiêu.
Quyết tâm rèn sửa tính tình theo Chân Thiện Nhẫn và luyện tập các bài động tác, anh Thiều đã loại bỏ được nhiều chứng bệnh tưởng như sẽ phải đeo bám suốt đời. Từ nhỏ anh đã bị viêm loét đại tràng, viêm đường cong nhỏ dạ dày, chạy chữa khắp nơi mà không thể dứt khỏi. Anh Thiều nhớ lại trong kỳ thi cuối năm lớp 7, anh chỉ thi được môn Toán, sau đó không thi tiếp được do cơn đau dạ dày quá khủng khiếp và anh phải nhập viện cấp cứu. Không chỉ vậy anh còn bị ám ảnh bởi bệnh khô khớp gối, thoát vị đĩa đệm… sáng sáng lê lết mới bò ra khỏi được chiếc giường. Đi tất, mặc quần áo đều vô cùng khổ sở… Ấy vậy mà nhờ tu luyện, tất cả bệnh tật không rõ đã bay biến từ lúc nào không hay, nay chỉ còn lại chút khó chịu nơi khớp gối.
Sự cải biến về thân thể kỳ diệu là vậy nhưng điều làm anh Thiều kinh ngạc hơn, đó là sự thay đổi về tâm tính. Anh Thiều vốn thuộc diện “vua con” từ nhỏ, cái gì cũng không chịu thua kém, tính nóng như lửa, động vào là “nổ”. Đến khi sang trời Tây, tâm đố kỵ muốn hơn người thể hiện ra càng rõ, thấy người khác kinh doanh thuận lợi là cảm thấy rất khó chịu…
“Xấu, nhiều tính xấu, tu luyện rồi quay đầu nhìn lại mới thấy mình đã xấu tệ quá” – anh Thiều tâm sự. Tu luyện Đại Pháp đã cải biến anh thành một người khác hẳn, hàng ngày đối chiếu bản thân với Chân Thiện Nhẫn, quyết sửa cho được. “Làm được điều này tất nhiên cũng không phải dễ, đau thân xác thì cắn răng còn chịu được chứ bực tức trong tâm thì sao xả được đây!? Nhưng một khi dung nhẫn và bỏ được thì chợt nhận ra, rằng những thứ vốn làm cho mình khó chịu kia đúng thật chẳng đáng. Từng chút từng chút tu luyện theo ngày tháng giữa đời thường, anh Thiều đã “hàng phục” được rất nhiều ma tâm (nóng giận, ghen ghét…), gia đình nhờ vậy mà bình yên vượt qua bao thăng trầm trong cuộc sống. Người vợ trước kia chỉ lo anh tu rồi sẽ bỏ vợ bỏ con, bê trễ làm ăn… chứng kiến những thay đổi nơi anh, nay cũng quyết tâm học theo Chân Thiện Nhẫn.
Ước nguyện chia sẻ niềm vui
Thấy mình thật quá may mắn, anh Thiều đã xuất tâm chia sẻ điều này cho những người có duyên với mình. Khi còn sống tại Ucraina, anh cùng những người bạn (Tây, Ta có cả – theo lời của anh) thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời để giới thiệu cho công chúng về Pháp Luân Đại Pháp, có khi đi đến cả những nơi xa xôi như cảng Odessa, thành phố Dnipropetrovsk, hay tới cả những vùng đất đang bị chiến tranh thời bấy giờ.
Sau này, khi đã về lại quê hương, anh vẫn giữ nguyên ước nguyện đó, hi vọng những người thân nơi quê lúa của mình sớm được biết đến môn khí công kỳ diệu này. Nhìn những người thân nơi quê nhà vất vả lam lũ, sấp sấp ngửa ngửa lo kinh tế, sức cùng lực kiệt đến khi phát ra đủ thứ bệnh thì chút tiền tích cóp được kia cũng không trả nổi viện phí và thuốc men.
“Các động tác của Pháp Luân Công rất dễ và có thể tự học được, chỉ xem video hướng dẫn là có thể nhớ và làm theo. Cốt lõi nhất là rèn luyện theo Chân Thiện Nhẫn” – anh Thiều chia sẻ.
Không đi viện, chẳng uống thuốc mà lại hết bệnh, điều này khiến nhiều người hỉ mũi không tin. Kỳ thực nhiều chuyên gia đã chứng minh rằng, bệnh thì do 7 phần tinh thần. Nóng giận, buồn phiền, căng thẳng và tham vọng quá mức… đều khiến cơ thể sinh ra vô số độc tố ngấm ngầm tàn phá sức khỏe, rốt cuộc là tự mình giết mình. Khi tinh thần thoải mái, không oán mình hận người, kết hợp với tập các động tác thì thân thể được thanh lọc, khí huyết lưu thông, tự nhiên bệnh sẽ thuyên giảm hoặc hết.
Người thật việc thật, anh Thiều tâm sự: Thôi thì mình có sao nói vậy còn tùy vào duyên mỗi người. Bởi lẽ môn tập là hoàn toàn tự nguyện, không thu tiền, cũng chẳng cần ghi danh, ai thấy phù hợp thì theo. Một số người cứ nói như thể họ biết về Pháp Luân Công lắm, nhưng thực ra họ đã bao giờ đọc sách đâu và đã tìm hiểu cặn kẽ đâu. Người xưa vẫn dùng khí công để rèn luyện thân thể và tu luyện, điều này không có gì mới cả.
Thực ra, anh Thiều chỉ là một trong vô số “nhân chứng sống” cho những lợi ích thu được từ Pháp Luân Công. Lợi ích rất rõ ràng từ môn tập khiến người truyền người không ngớt, số người tập luyện tăng lên mỗi ngày. Ngay trong giới y học Việt Nam cũng có nhiều chuyên gia đã tự mình từng trải nghiệm và chia sẻ ý kiến với cộng đồng. Những câu chuyện của Bác sĩ Nguyễn Sỹ Hóa – khỏi bệnh xơ gan, Bác sĩ Nguyễn Công Hoan – hết bệnh ung thư, Bác sĩ Lê Thị Thanh Thái – vượt qua cửa tử “Tim mạch” đã thành rất quen thuộc…
(Ghi theo lời kể của anh Cao Thiên Thiều) – Độc giả muốn tìm hiểu thêm có thể liên hệ với anh Thiều qua số điện thoại: 090 4174 193
Minh Thành