Phương Đông cổ xưa có thần thoại về Nữ Oa sáng tạo ra con người; ở phương Tây thì có tiểu sử về Thượng Đế tạo thành nhân loại. Trung y thời cổ đại cũng cho rằng con người là do “Thiên địa hợp khí” mà thành. Điều này hoàn toàn khác so với nhận thức của Tây y.
Tây y cho rằng nguồn gốc của con người là từ sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng của cha mẹ. Vậy thì rốt cuộc ý nghĩa của “sinh mệnh” thực sự là gì? Đây cũng là vấn đề căn bản của sinh mệnh con người. Điều này có thể rất đáng để chúng ta suy nghĩ và khám phá nghiên cứu.
Lý luận của Tây y về sinh mệnh
1. Nguồn gốc
Y học hiện đại phương Tây cho rằng con người bắt nguồn từ tinh trùng và trứng của người, trải qua quá trình thụ tinh kết hợp, rồi thành phôi thai, tiếp đó phát triển thành cơ thể người. Cơ thể người có 23 cặp nhiễm sắc thể, mỗi cặp đều đến từ cha mẹ, do vậy mỗi người đều mang theo đặc tính của cả hai.
2. Cấu thành của sinh mệnh con người
Luận thuật Tây y đối với kết cấu cơ thể người là lấy hệ thống này làm cơ sở, bao gồm: Tế bào, mô, cơ quan, hệ thống cơ thể.
- Tế bào: Là cơ bản cấu tạo nên cơ thể người và các chức năng.
- Tổ chức (mô): Là tổ chức do các tế bào giống nhau cấu thành, ví như da, mô liên kết, mô cơ thịt và mô thần kinh.
- Cơ quan: Bộ phận do các mô khác nhau hình thành.
- Hệ thống: Do nhiều cơ quan cùng thi hành một loại chức năng sinh lý nhất định tập hợp thành một hệ thống. Có tổng cộng 10 hệ thống (hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ nội tiết, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ vận động, hệ sinh sản, hệ huyết dịch và tạo huyết, hệ tiết niệu).
- Phân tử: Các thành phần ước lượng trong một tế bào người điển hình gồm có nước, các chất hữu cơ, protein, DNA, RNA, chất béo. Gen di truyền của người mang theo DNA của nhiễm sắc thể. Cơ thể người có mấy vạn gen, chính là các gen di truyền trong cơ thể thẩm thấu qua hợp chất protein, thực hiện chức năng của tế bào, quyết định tính trạng bên ngoài của thân thể.
Lý luận về sinh mệnh của Trung y
1. Nguồn gốc của sinh mệnh
Trong «Hoàng Đế nội kinh» của Trung y viết: “Phu nhân sinh vu địa, huyền mệnh vu Thiên, Thiên địa hợp khí, mệnh chi viết nhân”, nghĩa là: Con người dẫu sinh ra ở nơi “Đất”, nhưng nguồn gốc của con người lại bắt nguồn từ “Thiên”. Hơn nữa con người là do tác dụng của “Thiên địa hợp khí” mà tạo thành, tức là con người được sản sinh ra dưới tác dụng đồng thời của cả “trời” và “đất”.
«Hoàng Đế nội kinh» còn nói, con người là lấy tinh cha cùng với huyết mẹ làm cơ sở, nhưng ngoại trừ khí huyết hòa thuận, ngũ tạng sinh thành ra, nhất định còn phải có “thần” ngụ ở tâm, “hồn” và “phách” thì mới cấu thành một con người đầy đủ hoàn chỉnh.
2. Cấu thành của sinh mệnh: thành phần “hữu hình” và “vô hình” của sinh mệnh con người
Con người là do “Thiên địa hợp khí” sản sinh, vậy nên cấu thành con người cũng bao gồm hai bộ phận: “Thành phần của Thiên” và “thành phần của Địa”.
“Thiên” là bộ phận vô hình (thần, hồn, phách, khí, mệnh môn), “Địa” là bộ phận hữu hình (ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, bách hài).
3. “Nguyên thần” làm chủ sinh mệnh con người
Trung y và Đạo gia đều cho rằng “tinh”, “khí”, “thần” là “tam bảo” của sinh mệnh con người, giống như cái được gọi là “linh hồn” bên Cơ Đốc giáo phương Tây. Trong đó, “nguyên thần” là quan trọng nhất, nó làm chủ của sinh mệnh con người.
«Hoàng Đế nội kinh» nói: “Thất thần giả tử, đắc thần giả sinh dã”, nghĩa là: Người mất thần thì chết, có thần thì còn sống. Nguyên thần là thứ nhất định phải có trong cấu thành kiện toàn của sinh mệnh con người. Đặc biệt đáng chú ý là nguyên thần có năng lực hộ vệ lớn nhất, là vũ khí tốt nhất để cơ thể người kháng cự lại bệnh tật.
Tại sao nguyên thần lại có chữ “thần”? Có lẽ nguyên thần của con người chính là đến từ thế giới của Thần, bởi vậy nguyên thần của con người giống như Thần vậy, là từ bi, là lương thiện và chân chính.
Sự bất đồng về bản chất của Trung y và Tây y
Nhìn nhận của Trung y và Tây y đối với “sinh mệnh” rất khác nhau. Y học hiện đại thường dùng khoa học thực chứng để kiểm tra Trung y thời xưa. Tây y cho rằng phần “vô hình” của sinh mệnh mà Trung y nói không có căn cứ khoa học. Thành phần “vô hình” mà Trung y giảng đã vượt khỏi phạm vi của khoa học phương Tây. «Hoàng Đế nội kinh» của Trung y đã nói rõ về phần “vô hình” mà mắt thường không nhìn thấy, nhưng Tây y lại không cách nào nghiên cứu nó. Đó là vì bản chất bất đồng của hai phương pháp y học này.
Tây y là Y học thực chứng, thường dùng mắt thịt để nghiên cứu cơ thể ‘hữu hình’, cho dù một số thiết bị có thể thăm dò bộ phận ‘vô hình’, nhưng vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, Trung y thuộc về Y học Thần truyền, là do Thần truyền xuống, chẳng hạn Hoàng Đế, ngoài ra các thần y như Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân, Hoa Đà, v.v. đều có công năng đặc dị là “thiên mục”, có khả năng nhìn xuyên thấu nhân thể, do đó có thể nhìn thấy được bộ phận ‘vô hình’ mà người bình thường không thể thấy. Chẳng hạn như đường đi của khí, đường nối của kinh lạc, thần, hồn, phách, v.v. Đây cũng là lý do vì sao Tây y có nghiên cứu thế nào cũng không thể rõ, và còn cho rằng Trung y là mê tín, không khoa học.
Nhưng ngược lại mà nói cũng có các nhà khoa học vĩ đại tin vào sự tồn tại của Thần. Các nhà khoa học nổi tiếng như Newton và Einstein đều tin vào Thần.
Newton từng nói:
“Vạn vật trong vũ trụ, chắc chắn phải có một vị Thần Toàn Năng đang thống trị. Ngài bao quát hết thảy, đại trí đại huệ. Ngài hiện hữu trong đại thiên thế giới sắp xếp có trật tự, bao la vô tận, tất cả đều theo ý chỉ của Ngài… Khi dùng kính viễn vọng tìm đến nơi tận cùng, tôi đã nhìn thấy vết tích của Thần”.
Einstein nói:
“Vũ trụ có biết bao tinh cầu, mà mỗi một tinh cầu đều vận động không ngừng theo một quỹ đạo vô cùng chính xác, uy lực của sự sắp xếp vận động này chính là Thần làm. Vì vậy, rất nhiều hiện tượng của những thế giới vô hình, mặc dù khoa học không cách nào kiểm chứng, nhưng không thể nói rằng nó không tồn tại”.
Ba phương pháp để trị bệnh: Tây Y, Trung Y và khí công (hay tu luyện)
Tây Y hiện là phương pháp chủ yếu và phổ biến. Nó bao gồm một bộ các lý thuyết và kỹ thuật trị bệnh, như tiêm, uống thuốc, phẫu thuật… Bằng cách chữa trị các triệu chứng, Tây Y là một con đường thẳng, và đôi lúc hơi cứng nhắc khi trị bệnh. Chẳng hạn như cảm sốt thì uống thuốc hạ nhiệt, viêm nhiễm thì uống kháng sinh, ung thư thì xạ trị…
Trung Y rất hưng thịnh vào thời cổ đại nhưng sau đó trở nên mai một, hiện nay lại đang khởi sắc trở lại. Trung Y xem xét cơ thể người trên toàn bộ hệ thống, vận dụng những học thuyết như kinh lạc, Âm Dương, Ngũ Hành,… kết hợp với công năng “thiên mục” để trị bệnh. Thầy thuốc Trung Y nhấn mạnh vào sự hài hòa giữa tâm và thân, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên (Thiên nhân hợp nhất).
Những thầy thuốc Trung Y xem cảm xúc mạnh mẽ là không tốt cho sức khỏe, ví như tức giận thì hại Can, run sợ căng thẳng thì hại Thận… Do vậy để trị bệnh có hiệu quả thì ngoài dùng thuốc ra còn phải chú trọng điều chỉnh tâm tình của bản thân và thói quen sinh hoạt. Đây cũng chính là đặc điểm mà Trung Y vượt trội hơn Tây Y.
Có một câu chuyện mà tôi biết về vị bác sĩ hiện đang sống tại Mỹ. Ông đã học Trung Y ở Trung Quốc, Tây Y ở Hoa Kỳ và sau đó học môn khí công tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi nghỉ việc ở bệnh viện, ông đã mở một phòng khám. Ông quy định tiền phí chữa trị cho bệnh nhân như sau: Tây y thì 200$, còn Trung y là 100$ và dạy Pháp Luân Công sẽ là miễn phí.
Khi được hỏi về ba mức tiền này, ông đã trả lời:
“Nếu bạn đến chữa trị bằng Tây Y, tôi phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với bệnh của bạn, vì vậy tôi lấy mức giá cao nhất. Khi bạn đến trị bệnh bằng Trung Y, tôi chỉ chịu một nửa trách nhiệm, bởi nửa còn lại phụ thuộc vào việc liệu bạn có tuân theo đề xuất thay đổi thói quen sinh hoạt mà tôi đặt ra hay không. Còn khi bạn muốn học Pháp Luân Công, bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về bệnh của mình, đó là lý do mà tôi dạy miễn phí”.
Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy ba loại phương pháp, ba cấp độ của việc trị bệnh. Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe hoàn toàn, bạn sẽ chọn cách nào?
Theo Chánh Kiến