Đại Kỷ Nguyên

Nguy cơ phát bệnh tim tăng lên 3 lần nếu bạn vừa tập thể dục vừa bực tức

Tập thể dục đều đặn có thể giải tỏa áp lực, hỗ trợ phòng bệnh tim mạch. Nhưng nếu như bạn đang cảm thấy tức giận hoặc tâm trạng không được tốt thì nên điều chỉnh tâm trạng rồi hãy bắt đầu tập.

Một nghiên cứu thuộc Đại học McMaster (Ontario, Mỹ) mới đây đã phát hiện rằng, nếu vận động mạnh trong trạng thái áp lực tinh thần quá lớn hoặc tức giận thì nguy cơ bị đột phát các chứng mệnh về tim mạch sẽ tăng 3 lần trong một giờ đồng hồ. Kết quả công trình này đã được công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội bệnh tim mạch Mỹ.

Buồn phiền hay tức giận khi tập đều không tốt (Ảnh: Internet)

Tất nhiên tập thể dục là việc nên làm, nhưng nghiên cứu này cho thấy rằng tập thể dục cũng có lúc không tốt, trong tình trạng cực đoan thì có thể sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Nghiên cứu này đã thêm một bước nữa chứng minh được mối quan hệ giữa cơ thể và tâm trạng. Khi bạn tức giận thì không phải là lúc thích hợp để bạn ra ngoài chẻ củi”. – Barry Jabobs, nhà tâm lý học (Mỹ) phát biểu với Associated Press.

Không ít các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tức giận và mệt mỏi là nhân tố gây nên bệnh tim mạch, nhưng đa số là ở quy mô khá nhỏ, hoặc hạn chế ở một quốc gia nào đó và cũng có rất ít số liệu về những dân tộc thiểu số cũng như ở nữ giới. Nghiên cứu mới này đã khảo sát hơn 12 000 người mắc bệnh tim mạch ở hơn 52 quốc gia, độ tuổi bình quân là 58, trong đó có 3/4 là nam giới.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu tức giận hoặc tâm trạng bất an, nguy cơ phát bệnh tim trong vòng một tiếng đồng hồ sẽ tăng lên, tương tự đối với vận động mạnh. Và nếu vừa vận động mạnh vừa bực tức thì nguy cơ phát bệnh tim sẽ tăng gấp 3 lần. Những người bị phát bệnh tim cũng thừa nhận rằng cảm xúc lo lắng đã dẫn đến việc phát bệnh.

Nghiên cứu cũng cho thấy dù người bệnh có hút thuốc, bị cao huyết áp hay béo phì hay không thì khoảng thời gian dễ phát bệnh nhất là khoảng từ 6 giờ chiều cho đến nửa đêm.

Lưu ý là vận động mạnh được xét tùy theo cảm nhận chủ quan của mỗi người, đối với một vài người, có thể là đi thang bộ, đối với những người khác thì sẽ là chạy bộ.

Căn cứ đã có đủ để đi đến kết luận”, ông Jacobs cho biết, “Chúng ta đều cần có giải pháp cải thiện phản ứng tâm lý, tránh tức giận”. Ví như đánh lạc hướng suy nghĩ, đi khỏi nơi gây căng thẳng, nhìn sự việc từ góc độ khác, nói ra suy nghĩ để được người khác giúp đỡ.

Cấp độ vận động mạnh có thể khác nhau ở mỗi người (Ảnh: Internet)

 

Tiến sĩ Andrew Smyth, người đảm nhận công trình nghiên cứu này cho biết, áp lực tâm lý và vận động mạnh sẽ gây tăng huyết áp và nhịp tim, thay đổi lưu lượng máu trong mạch và sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho tim. Đối với những người bị hẹp động mạnh và huyết khối thì chỉ cần một nhân tố kích thích rất nhỏ cũng có thể gây đông máu, dẫn đến phát bệnh tim.

Ông Smyth cho biết: “Trên thực tế, đôi khi không thể tránh được tình trạng cực đoan này”, “chúng tôi vẫn đề nghị tất cả mọi người đều nên tập thể dục đều đặn, bao gồm cả những bài tập hỗ trợ để giảm áp lực”. Thế nhưng chúng ta không nên vận động quá mạnh trong lúc tâm trạng không tốt.

Theo Epochtimes
Minh Thành

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version