Thời tiết giao mùa khi nóng khi lạnh dễ làm cho hệ thống hô hấp chưa hoàn thiện của con bị tổn thương. Có những trẻ ho nhiều và nôn về đêm khiến các mẹ lo lắng và sốt ruột. Giải pháp đơn giản nào có thể giúp con vượt qua thời khắc này?
Hầu như mẹ nào có con nhỏ cũng đều trải qua giai đoạn trẻ bị ho và nôn bởi đây là hiện tường thường gặp ở trẻ. Nó có thể là bình thường và sẽ hết khi bé lớn hơn, nhưng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc một bệnh lý nguy hiểm mà cha mẹ rất cần phải lưu ý. Vậy bé ho và nôn thế nào là bình thường và khi nào là bình thường?
Bình thường, các đường dẫn khí ở mũi và hô hấp trên sản sinh ra chất nhầy với mục đích giữ ẩm đường thở. Vào ban ngày, nếu chất lỏng được tạo ra quá mức, chúng sẽ được bé nuốt xuống một cách tự nhiên. Tuy nhiên, phản xạ nuốt không đáp ứng hiệu quả khi ngủ. Vì vậy, chất nhầy tiết ra làm cản trở việc thở bằng mũi, mà sẽ gây ra thở bằng miệng vào ban đêm. Thở miệng dẫn đến khô miệng và các thành cổ họng làm trở nên nhạy cảm hơn và dễ ho hơn.
Thêm nữa, ho là cơ chế bảo vệ và giúp tống vật lạ ra khỏi cơ thể. Một khi đường hô hấp không thể được làm sạch một cách tự nhiên, virus và các chất ô nhiễm trong chất nhầy sẽ kích thích thần kinh và khiến bé ho để bảo vệ và làm sạch cho đường thở. Tất cả những yếu tố này góp phần làm tăng khuynh hướng ho nhiều và tồi tệ hơn vào ban đêm.
Nguyên nhân trẻ bị ho và sốt về đêm
Ho là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ bộ máy hô hấp trước những sự tấn công của vi khuẩn, nấm, virus. Ho đồng thời cũng giúp tống các dị vật đường thở ra ngoài một cách nhanh chóng nhất.
Sốt cũng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, nó cũng là ngôn ngữ cảnh báo cơ thể đang gặp phải những bất thường, thường liên quan đến đường hô hấp.
Ho và sốt thường đi kèm cùng nhau, là triệu chứng của nhiều bệnh, thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Đây là tình trạng mà nhiều bé mắc phải, nhất là vào ban đêm. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này là:
- Ban đêm, nhiệt độ hạ xuống nhiều hơn so với ban ngày. Nếu không được giữ ấm cơ thể, trẻ dễ bị nhiễm lạnh và sốt cao.
- Thời tiết thay đổi thất thường, chuyển nóng hoặc lạnh đột ngột mà cơ thể bé chưa kịp thích nghi. Tình trạng môi trường sống ngày càng ô nhiễm, là nguyên nhân làm đường hô hấp thường là triệu chứng viêm họng, mà biểu hiện đầu tiên là ho và sốt.
- Chăm sóc trẻ chưa đúng cách. Nhất là đối với trẻ sơ sinh, chưa thể diễn tả ngôn ngữ bằng lời, nếu thiếu kinh nghiệm, cha mẹ dễ mắc các sai lầm khiến bé dễ mắc bệnh hơn.
- Cho bé ăn và bú quá nhiều vào ban đêm trước khi ngủ dễ gây ra chứng trào ngược axit gây kích thích cổ họng ho.
Phân biệt các cơn ho của trẻ về đêm
Khi con bị ho nhiều về đêm, các mẹ cần nhận biết đúng đắn và chính xác bé mắc thuộc loại nào để có phương pháp chữa trị kịp thời.
– Trẻ bị ho khan: Đây có thể nói là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ vào ban đêm. Đây là hiện tượng bé bị ho nhưng không có đờm. Thường do ngạt mũi hay viêm họng. Các mẹ không nên quá lo lắng vì đây không phải là dấu hiệu của viêm phế quản. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên sẽ khiến bé vô cùng khó chịu và mệt mỏi, chậm lớn.
– Bé bị ho nhiều ban đêm và có nhiều đờm: Khi bé bị ho và xuất hiện kèm theo với đờm thì đây là dấu hiệu bé bị viêm phế quản hay bị viêm xoang. Nhiều trường hợp nguy hiểm xảy ra khi bé ho có đờm khiến đờm ứ đọng ở cổ họng khiến bé khó thở và nghẹt thở.
– Bé thường xuyên ho sù sụ: Mỗi khi thay đổi thời tiết hay bé cảm thấy mệt mỏi là do bé đã bị nhiễm vi khuẩn và virus.
Cách khắc phục khi bé ho và nôn về đêm
Đa số khi thấy con bị ho đêm, các bố mẹ thường áp dụng một số các bài thuốc dân gian để giúp con bớt ho. Có thể hấp mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ… chắt lấy nước cho con uống ngày 3 – 4 lần. Những cách này giúp cho bé giảm ho hiệu quả và lành tính.
Bên cạnh đó, nên hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, giờ ăn và giờ ngủ cách nhau ít nhất một giờ đồng hồ. Trước khi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong với nước ấm. Nó sẽ giúp hạn chế cơn ho, dịu cổ họng và giúp ngủ ngon hơn.
Nên kê cao gối cho bé ngủ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Đồng thời cần giữ ấm, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và hôn nhiều hơn.
Nếu con bị ho nhiều, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạ chế các loại kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ… Tránh xa môi trường ô nhiễm như khói thuốc, bụi đường…
Với các bé bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, nên đưa con đến khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Kiên Định t/h