Hè đến, hoạt động ở các bể bơi công cộng cũng trở nên sôi động, thu hút sự tham gia của nhiều người. Tuy nhiên, nơi đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, chực chờ tấn công sức khỏe của bạn.

Nguyên tắc "6 không 4 có" bảo vệ sức khỏe khi tắm ở bể bơi công cộng
Ảnh minh họa.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nước trong bể bơi là “hỗn hợp” nguy cơ gây bệnh như nước khử trùng, clo, nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, bụi bẩn, mỹ phẩm, tế bào chết…

Nguyên tắc "6 không 4 có" bảo vệ sức khỏe khi tắm ở bể bơi công cộng
Ảnh: Tri Thức Trẻ

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, bệnh viện Bạch Mai trao đổi với VOV, vào dịp hè, lượng người khám và nhập viện điều trị vì các bệnh tai mũi họng tiêu chảy cấp, viêm da… có sự gia tăng một phần do nhu cầu bơi lội cao.

Lượng người sử dụng tăng trong khi công tác vệ sinh, xử lý, lọc nước ở một số cơ sở thực hiện chưa tốt. Người đi bơi chưa tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó, nguồn nước bể bơi có thể nhiễm khuẩn do bộ phận người kém ý thức khạc nhổ, tiểu bậy…

Cách nhận biết bể bơi không đảm bảo vệ sinh

Trước khi xuống tắm, bạn nên:

– Ngửi mùi nước: Nếu ngửi thấy mùi clo nồng nặc, nước trong bể chưa được xử lý chưa tốt. Khi đó, không nên cố tắm để tự rước bệnh vào người.

– Quan sát màu nước: Theo các bác sĩ, màu nước trong tự nhiên, có màu xanh vừa phải, thành bể bơi không có mảng bám thì nước có thể đủ tiêu chuẩn.

Nếu thấy nước có màu xanh bất thường (xanh quá mức hoặc khác so với màu da trời) không nên tắm vì có thể là màu của hóa chất tạo xanh nước.

Nguyên tắc "6 không 4 có" bảo vệ sức khỏe khi tắm ở bể bơi công cộng
(Ảnh: VnExpress)

– Số lượng người đến bơi: Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bể bơi quá đông, nước bơi rất dễ nhiễm khuẩn. Vì thế, không nên đi bơi vào giờ cao điểm. Nên đi sớm hoặc tránh đến bể bơi vào các ngày nghỉ, cuối tuần.

Nguyên tắc “6 không 4 nên” bảo vệ sức khỏe bạn và những người xung quanh

6 không

– Không tắm tại bể bơi công cộng nếu bản thân đang mắc các bệnh ngoài da, đau mắt, quai bị, phụ khoa…

– Không tiểu tiện và khạc nhổ tại bể bơi.

– Không uống nước bể bơi.

– Không đi bơi vào khoảng thời gian từ 11-15h hàng ngày tại các bể bơi ngoài trời, tránh nguy cơ cảm đột ngột.

– Không nhai kẹo cao su, ăn quá no, uống đồ uống chứa cồn khi xuống bể bơi để tránh nguy cơ sặc nước, đau bụng…

– Không nên đi bơi ở các bể bơi có quá đông người, nên tránh đi vào các ngày lễ, cuối tuần.

Nguyên tắc "6 không 4 có" bảo vệ sức khỏe khi tắm ở bể bơi công cộng
Nguyên tắc "6 không 4 có" bảo vệ sức khỏe khi tắm ở bể bơi công cộng

4 có

– Trước khi bơi, nên tắm trắng để rửa trôi mồ hôi, mỹ phẩm, tế bào chết…

– Mang theo kính và mũ bơi để bảo vệ tóc, mắt khỏi tác động của ánh nắng, hóa chất, vi khuẩn…

– Sau khi bơi, nên tắm lại sẽ bằng nước sạch với xà phòng có tính sát khuẩn cao. Sử dụng sữa/kem dưỡng ẩm để da không bị khô.

– Dùng nước muối có nồng độ 0,9 % nhỏ mắt, mũi, súc miệng, hạn chế vi khuẩn có hại.

H.H