Dưỡng sinh là điều mà tất cả mọi người ai cũng nên cần biết và thực hiện để chăm sóc sức khoẻ cho bản thân mình. Tuy nhiên dưỡng sinh là tuỳ vào đối tượng, tuổi tác, theo mùa, theo thể trạng. Giáo viên bình thường cũng cần có cách dưỡng sinh riêng đối với nghề đặc thù này.
Vậy nhà giáo dưỡng sinh cần phải biết những mối nguy hại do tính chất nghề đem lại, từ đó có những bảo vệ và thay đổi phù hợp.
1. Chú ý bảo vệ họng
Một trong những vốn liếng quan trọng nhất của nghề giáo viên chính là họng, bất kỳ là thời gian trên lớp hay sau giờ giảng. Những người làm nghề nhà giáo nên chú thời gian giảng nói của giáo viên đều không nên quá dài, âm thanh không nên quá cao.
Ăn uống thường ngày nên cố gắng bớt ăn thực phẩm cay nóng có tính kích thích, không uống rượu, khi bị viêm họng cấp cần kịp thời điều trị.
2. Chú ý đến bảo vệ chi dưới
Thông thường giáo viên giảng nói phải đứng lâu có khi suốt giờ học. Tuy nhiên trường kỳ làm như vậy đối với sức khỏe cơ thể là không có lợi, đặc biệt là những người đi giày cao gót. Khi đứng giảng bài cơ bắp vùng chân đùi thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, huyết dịch hồi lưu không thông suốt (chức năng đưa máu trở về tim suy giảm), dễ dẫn tới giãn tĩnh mạch chi dưới.
Giáo viên trẻ tuổi nếu không chú ý, thường xuyên sẽ xuất hiện huyết quản cẳng chân hiển lộ nổi ngoằn ngèo, giãn như giun, nặng thì chi dưới có thể xuất hiện phù, mỏi… Dự phòng những bệnh nghề nghiệp này ngoài định kỳ kiểm tra ra, bản thân giáo viên cũng cần chú ý.
3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ăn uống nên lấy thanh đạm làm chủ yếu, ăn nhiều rau củ, trái cây… Có thể uống nhiều trà hoa, bởi một số trà hoa có hiệu quả an thần.
- Oải hương trong số các trà hoa có công dụng thư giãn thần kinh, giúp dễ vào giấc
- Hoa nhài cũng thư giãn thả lỏng thần kinh, hoãn giải áp lực , thư giải ưu uất, đối với trường vị không thoải mái, đau dạ dày có thể khởi được tác dụng lý khí an thần
- Hoa bách hợp có hiệu quả khu hỏa an thần, thanh lương nhuận phế.
4. Ôn vị dưỡng vị
Dưỡng vị bao gồm các loại như: Hạt kê có thể làm ấm dạ dày, an thần, Bí ngô có công hiệu giải độc, hộ vị, trợ tiêu hóa…Thực phẩm kiện tì dưỡng vị còn có Sơn dược, Liên tử, Đại đậu, Sơn tra, Đại táo, hạt dẻ…
Trong bữa sáng của giáo viên có 1 bát cháo hạt kê nóng sốt, vừa kinh tế thực dụng lại dinh dưỡng. Bớt ăn thực phẩm sống, lạnh, quá nóng, quá ngọt, quá mặn. Ngoài ra những loại thực phẩm dễ sản sinh acid dạ dày như khoai lang hoặc sản sinh ợ nóng như hành, củ cải… cố gắng ít ăn.
Dự phòng bệnh qua dưỡng sinh
1. Viêm họng mãn
Viêm họng mãn tính thường gặp hơn ở các giáo viên trung niên. Giáo viên phải thường xuyên nói to, nếu phát âm quá to hoặc nói nhiều, cực dễ dẫn tới thanh quản bị tổn thương, tăng sản hạt, lại thêm trường kỳ hít vào bụi phấn kích thích hầu họng, sẽ tạo thành viêm họng mãn. Sau khi bị mắc viêm họng mãn, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy họng khô táo, nóng rát, vừa đau vừa ngứa, đặc biệt là khi quá sức mệt mỏi và khí hậu thay đổi là rõ ràng nhất, tiếng nói sẽ rất khàn, thậm chí xuất hiện mất tiếng tạm thời.
2. Bệnh đốt sống cổ thắt lưng
Giáo viên phải thường xuyên chuẩn bị bài, sửa chữa bài tập về nhà, thời gian dài đều phải cúi đầu làm việc, tư thế duy trì lâu dài cố định không thay đổi, làm cơ thắt lưng đốt sống cổ luôn luôn trong trạng thái căng thẳng, thời gian một khi dài có thể tạo thành bệnh căng cơ thắt lưng và bệnh đốt sống cổ, lâu dài sẽ diễn biến thành viêm khớp do thoái hóa đốt sống cổ, trường hợp nghiêm trọng vùng bả vai, lưng có thể xuất hiện không cảm giác, thậm chí dẫn tới đau đầu.
Để dự phòng bệnh đốt sống cổ thắt lưng, cần chú ý tư thế ngồi chính xác, thời gian cúi đầu cũng không được quá dài, thường khoảng 1 tiếng thì có thể thả lỏng 3-5 phút, làm chút vận động giãn nở lồng ngực, uốn quay thắt lưng chân, vận động tứ chi…
Loại trà nào thích hợp cho giáo viên uống để dưỡng sinh?
1. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có thể thanh nhiệt giải biểu, thanh can minh mục (bổ gan, sáng mắt). Thích hợp khi mùa hè cảm mạo, sốt, hơi sợ phong hàn,miệng khô, tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng thì uống, cũng có thể dùng thời kỳ đầu cao huyết áp khi xuất hiện triệu chứng đau đầu, mắt đỏ… thì uống.
2. Trà xanh
Trà xanh có vị hơi đắng tính hàn, vốn có công hiệu tiêu nhiệt, tiêu thử, giải độc, khu hỏa, giáng táo, chỉ khát, sinh tân, cường tâm đề thần. Trà xanh lá xanh nước xanh, thanh tươi sảng khoái, tư vị ngọt thơm đồng thời hơi mang vị đắng hàn, chứa nhiều vitamin, acid amin, khoáng chất và các thành phần dinh dưỡng khác, uống vào vừa có công hiệu tiêu thử giải nhiệt, lại vừa có công dụng bổ sung chất dinh dưỡng. Loại trà này tương đối non mềm, không thích hợp dùng nước vừa đun sôi mà hãm, 80-85 độ là thích hợp nhất, tỉ lệ trà và nước là 1:50 là tốt nhất, thời gian hãm là 2-3 phút, tốt nhất uống lúc nào hãm lúc đó.
3. Trà lá sen
Trong ghi chép của kinh thư Đông dược hoa, lá và quả của sen đều có tác dụng “khinh (nhẹ) thân, hóa dầu (tan mỡ)”, không chỉ có thể loại bỏ mỡ trong cơ thể mà còn cải thiện sắc diện. Sau khi dùng một thời gian, có thể tự nhiên trở nên không thích ăn đồ ngấy béo, thích hợp nhất cho nhóm người nạp vào quá nhiều dầu mỡ.
(Theo www.ys137)
Liên Hoa