Đại Kỷ Nguyên

Nhận biết nám, tàn nhang từ căn bản để điều trị và phòng ngừa

Nám và tàn nhanh luôn là nỗi lo của phải đẹp. Đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời, bạn đột nhiên phát hiện ra những vệt nám hay đốm tàn nhan xuất hiện và lan rộng. Nguyên nhân của biểu hiện này và Y học cổ truyền có những biện pháp gì để khắc phục?

Tình trạng nội tiết của cơ thể quyết định nguyên nhân hình thành ban nám – tàn nhang. Khi chức năng cơ thể phát sinh biến hóa sinh lý, như: khi tính tình bất ổn, nội tiết rối loạn, kinh nguyệt không đều, bệnh tật, bức xạ tia cực tím, mỹ phẩm chất lượng kém, dẫn tới khí huyết trong cơ thể vận hành không thông. Tâm huyết vì thế mà không thể điều đạt tới da thịt khuôn mặt, để dinh dưỡng da thịt, trong khi hắc sắc tố trong da sẽ không thể cùng với chuyển hóa trao đổi chất bình thường của cơ thể mà bài xuất ra ngoài.

Trường kỳ như vậy, sẽ hình thành ban nám. Khí trệ huyết ứ cho đến bệnh biến của các bộ phận khác nhau trong cơ thể, có thể biểu hiện ra là ban nám trên vị trí tương ứng của khuôn mặt.

Tình trạng nội tiết của cơ thể quyết định nguyên nhân hình thành nám và tàn nhan. (Ảnh: linkedin.com)

Nguyên nhân hình thành

1. Nguyên nhân bên ngoài: Gió thổi, nắng chiếu, bức xạ ô nhiễm… Những ngoại nhân này làm cho các tế bào bề mặt bên ngoài da bị hủy hoại, một số các chất có hại xâm nhập vào da, có thể hình thành ban sắc tố.

2. Nguyên nhân bên trong: Chức năng nội bộ trong cơ thể suy giảm, nội tiết rối loạn, dẫn tới trong cơ thể “khí huyết ứ trệ”, khí huyết không thông cũng có thể dẫn tới hắc sắc tố tích tụ, hình thành ban sắc tố.

3. Áp lực tinh thần lớn, lao lực quá độ, chức năng thần kinh rối loạn, chức năng điều tiết bã nhờn của tuyến thượng thận giảm, có thể làm cho tyrosinase hoạt động, dẫn tới sắc tố lắng đọng.

4. Phản ứng nhạy cảm ánh sáng: do thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai… gây ra.

5. Bệnh tật: Chức năng can thận không tốt, chức năng tạo huyết kém, khí huyết không đầy đủ, tuần hoàn huyết dịch chậm, chuyển hóa kém, bệnh ngoài da, cường giáp…

Chức năng can thận không tốt, chức năng tạo huyết kém cũng gây ra một số vấn đề về ban nám và tàn nhan. (Ảnh: youtube.com)

Các thể bệnh thường gặp gây nám, tàn nhang

1. Can khí uất kết

Phàm là lo lắng mắc trầm cảm, can mất điều đạt, can khí uất trệ, uất lâu hóa nhiệt, thiêu đốt âm huyết, làm cho nhan diện khí huyết không điều hòa mà phát bệnh, trở thành nguyên nhân làm cho ban sắc tố hình thành.

2. Tỳ hư thấp âm

Phàm là ẩm thực không tiết chế, mệt mỏi quá độ, thiên về thích nghiện cay ngấy, dẫn tới Tỳ mất kiện vận, nguồn sinh hóa không đầy đủ, khí huyết không thể nhuận trạch khuôn diện, do đó sắc nhan giống như bụi bặm, tối sạm, nhợt mà thành ban sắc.

3. Thận khí khuyết tổn

Do phòng the quá độ, thương đến thận tinh, thận âm bất túc, hư hỏa thượng viêm, làm cho da mất tư dưỡng, hoặc thận dương bất túc, âm khí tản mạn, bản sắc – màu của thận (màu đen) hiện lên khuôn mặt mà thành.

Thận khí khuyết tổn, âm khí tản mát, màu của thận (màu đen) hiện lên khuôn mặt. (Ảnh: linkedin.com)

Cơ chế gây bệnh

Thận thủy bất túc (không đầy đủ): Đa số do bẩm sinh tố chất thận thủy bất túc, vì vậy đa số phát bệnh trong khoảng nữ giới 7 tuổi, nam giới 8 tuổi, như trước tác của Trần Thực Công đời Minh, sách Ngoại khoa chính tông có Thiên Tước ban viết: “Tàn nhang vẫn là thận thủy không thể vinh hoa lên phía trên, hỏa trệ kết mà thành ban”. Người bẩm tố nhược, đa số từ nhỏ đã phát bệnh, còn kèm theo có tiền sử gia đình.

Phong tà ngoại bác (tấn công bên ngoài): Phần nhiều do thể chất huyết nhiệt nội ẩn, vệ khí thất cố, khinh thường phong tà, ắt ngoại phong dễ xâm nhập vào giữa bì mao tấu lý. Phong tà và khí huyết giao tranh, đấu với huyết nhiệt ở da thịt, không thể vinh nhuận cơ phu, khiến phát sinh chứng tàn nhang. Nếu phơi nắng thì huyết nhiệt càng thịnh, huyết nhiệt lại sinh phong thì tàn nhang càng thêm nhiều.

Các phương pháp điều trị

Phương pháp trị nám của Đông y trên phương diện chẩn đoán và trị liệu thường lựa chọn cách khai thông dẫn đạo, điều chỉnh bên trong, bôi, đắp, hun, xông, hỗ trợ dùng mát xa kinh lạc huyệt vị và châm cứu, chôn chỉ…

Đông y thường chọn cách khai thông dẫn đạo, điều chỉnh bên trong, bôi, đắp, hun, xông… để trừ ban nám. (Ảnh: phunuvagiadinh.vn)

Đại thể có thể phân thành phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc Đông y trừ ban nám như sau:

1. Đông y trừ ban nám dùng thuốc

Là chỉ phương pháp trị liệu dưới chỉ đạo của lý luận Y học cổ truyền (YHCT). Vận dụng Đông dược điều lý tạng phủ, cân bằng âm dương, để đạt được mục đích trừ ban nám. Có phân thành hoạt huyết hóa ứ, sơ can lý khí, ôn dương bổ thận.

Thuốc thường dùng có: Đào nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung, Xích thược, Sài hồ, Chỉ xác, Hương phụ, Uất kim, Bạch thược, Thanh bì, Cam thảo, Phụ tử, Thục địa, Nhục quế, Sơn dược, Sơn thù du, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Câu kỷ tử, Đương quy, Đỗ trọng, Ý dĩ nhân…

Các phương có thể dùng: Thông khiếu hoạt huyết thang, Đào hồng tứ vật thang, Tiêu dao tán, Hữu quy hoàn, Quế phụ bát vị hoàn…

2. Đông y trừ ban nám không dùng thuốc

Đông y trừ ban không dùng thuốc, là chỉ phương pháp trị liệu dưới chỉ đạo của cơ sở lý luận Đông y thẩm mỹ, không sử dụng thuốc mà đạt được mục đích trừ ban. Bao gồm châm cứu liệu pháp, khí công liệu pháp, ẩm thực liệu pháp…

a. Liệu pháp châm cứu: Tại huyệt vị trên bộ phận đặc định của cơ thể tiến hành kích thích nhất định, khởi tác dụng điều tiết tốt đối với kinh lạc. Hoặc thông qua truyền dẫn của kinh lạc mà điều âm dương, khí huyết và chức năng tạng phủ, từ đó đạt được mục đích phòng ban trừ nám. Ví như thi thoảng lựa chọn liệu pháp nhĩ châm, cho đến liệu pháp chích máu (phóng huyết) huyệt Nhĩ Tiêm (Can nhiệt huyệt, trong Châm cứu Đại thành viết : “Ở trên đỉnh tai, gấp tai lại lấy nó, đỉnh cao nhất là huyệt”) đều thuộc loại này.

b. Liệu pháp khí công: Là một liệu pháp rèn luyện dưỡng sinh cổ xưa, là công pháp thông qua đạo dẫn, thổ nạp, điều thần, điều tức, điều hình… tự mình rèn luyện, để sơ thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, hiệp điều tạng phủ, bình hằng âm dương, để đạt được mục đích dưỡng nhan trừ ban.

c. Liệu pháp ẩm thực: Cũng là một loại liệu pháp dưới chỉ đạo của cơ sở lý luận YHCT. Ứng dụng tứ khí: hàn, nhiệt, ôn, lương và ngũ vị: mặn, nhạt, ngọt, đắng, cay của ẩm thực sinh ra tác dụng đối với cơ thể, để tiến hành phòng và trị nám.

Phương pháp ẩm thực: Hạt sen long nhãn thang, Canh táo trứng gà, Bách hợp móng lợn…

Công hiệu: Bổ Tỳ trợ tiêu hóa, kích thích tế bào da sinh trưởng, xúc tiến chuyển hóa trao đổi chất, có thể làm cho da thô ráp, ngăm đen dần dần biến thành trắng đẹp, mịn màng.

Ảnh: facebook.com

Dự phòng và chăm sóc

Bất luận là trị liệu Đông y hay là Tây y mà nói, trước mắt đều chưa có một loại phương pháp nào có thể trị tận gốc. Do đó bệnh nám tàn nhang này, dự phòng quan trọng hơn điều trị.

Chống nắng phòng ngừa tàn nhang phát sinh là quan trọng nhất. Khi ra ngoài có thể đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng, tránh không phơi làn da ngoài nắng gắt. Có thể ăn nhiều các thực phẩm phòng chống nắng và nhạy cảm ánh sáng, như rau củ quả có chứa hàm lượng vitamin C cao, thực phẩm có chứa Lycopene, Carotene. Ý dĩ nhân trong nghiên cứu y học hiện đại dùng cho da có tác dụng tiêu trừ ban sắc tố, còn có khả năng hấp thụ tia tử ngoại, chất chiết xuất của nó cho vào mỹ phẩm hóa trang có hiệu quả chống nắng rất tốt.

Ngược lại mà nói, nên bớt ăn thực phẩm có tính nhạy cảm với ánh sáng, hoặc sau khi ăn cố gắng tránh ánh nắng chiếu xạ, như cần tây, cải bó xôi, sung, xoài… Ngoài ra, thuốc Đông như Bạch chỉ, Bổ cốt chỉ, Kinh giới, Phòng phong… cũng có chứa chất nhạy cảm ánh sáng.

Theo baike.baidu.com
Liên Hoa

Exit mobile version