Mộc nhĩ đen có hình giống tai người, sinh trưởng trên gỗ mục, không có cành lá, có vị cam, đạm, tính bình, không độc, nhập vào vị kinh và đại trànhg kinh, là một trong những dược thiện thường dùng của Đông y.
Mộc nhĩ cũng chứa nhiều sắt, protein, chất béo, vitamin, polysaccharides, khoáng chất, và được y học hiện đại coi trọng. Nó cũng có tác dụng chống đông máu, bổ âm thanh phế thích hợp ăn mùa thu.
Theo trang Organicolivia, mộc nhĩ đen chứa vitamin K, có thể dự phòng đông máu, giảm thiểu tắc động mạch, xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác. Mộc nhĩ cũng có tác dụng bổ âm, thanh phế, đặc biệt thích hợp ăn mùa thu vì thời điểm này họng và phổi khô; mộc nhĩ đen vừa bổ phế, lại có thể thanh trừ tạp chất đường tiêu hóa.
Hàm lượng sắt gấp 20 lần rau cần, chứa chất chống oxy hóa có thể phòng ung thư
Theo Tkithealth thì mộc nhĩ là một trong những nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho cơ thể. Mộc nhĩ chứa hàm lượng sắt gấp 20 lần rau cần, 7 lần thịt lợn, có khả năng dưỡng huyết, dự phòng thiếu máu. Theo nghiên cứu của Liên Bang Nga thì mộc nhĩ đen chứa chất chống oxi hóa có thể bảo vệ da khỏi các tổn thương do tia cực tím gây nên, bên cạnh đó trong mộc nhĩ đen còn có các polysaccharide, không những có thể ức chế sự sinh trưởng của khối u, mà còn giúp trung hòa tác dụng phụ của xạ trị đối với cơ thể.
Mộc nhĩ đen điều tiết cholesterol, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu sỏi
Mộc nhĩ đen chứa protein, chất béo, canxi, carbohydrate, carotene, vitamin, vitamin B1, nhiều acid amin và rất nhiều chất xơ, cùng kali, magie và natri, có công dụng hỗ trợ thân thể điều tiết cholesterol, làm gia tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa bài độc, lọc bỏ tạp chất.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng ăn nhiều mộc nhĩ đen có thể hỗ trợ hòa tan sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang và giảm táo bón.
Xử lý mộc nhĩ đen như thế nào
Mộc nhĩ đen tươi ở mặt ngoài có độc chất, mặc dù phần lớn đã bị tiêu diệt dưới ánh nắng mặt trời trong quá trình phơi khô, nhưng mọi người sau khi mua về phải ngâm nước lạnh hoặc nước ấm ít nhất 30 phút và rửa sạch nhiều lần cho đến khi nước rửa trong mới thôi.
Kết hợp mộc nhĩ đen trong ẩm thực
Mộc nhĩ đen rất thích hợp xào cùng rau, chỉ cần thêm tỏi băm nhỏ, bông cải xanh, nấm, dùng dầu ô-liu xào lẫn là được.
Mộc nhĩ đen nấu với táo tàu có tác dụng bổ máu rất tốt: Cho mộc nhĩ và táo vào nước nấu, cho thêm đường, nấu cho đến khi sệt là được.
Theo Healthylives
Đại Hải
Xem thêm:
- Coi chừng trúng độc vì sai lầm trong chế biến mộc nhĩ
- Khách qua đường tặng cà phê và bánh ngọt cho cảnh sát tại nơi vụ nổ bom Manhattan
- Nhà giáo Thái Quang Vinh: Câu chuyện đời tôi là một thần thoại
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.