Trong phòng bếp chứa rất nhiều nguyên liệu nấu ăn, không những giúp bạn làm ra được những món ăn ngon, mà còn có thể dùng làm thuốc rất tốt.

Kỳ thực, phòng bếp chính là một “hòm cấp cứu” tự nhiên mà nguyên liệu nấu ăn lại chính là “thuốc cấp cứu”, mà nếu biết dùng đúng cách thì có thể giúp chúng ta không ít việc.

  1. Quả dưa chuột-trị muỗi đốt

Dưa chuột là một công cụ chống ngứa tốt, có tác dùng làm mát. Nếu như trẻ con bị muỗi đốt bạn có thể dùng nước dưa chuột hoặc lát dưa chuột xoa xoa lên vết muỗi đốt, có thể làm giảm sưng và ngứa.

  1. Rau dền-điều trị thiếu máu, giúp xương gãy chóng liền

Rau dền chứa nhiều albumin, sắt, canxi và vitamin K nên có thể thúc đẩy quá trình đông máu, tăng hàm lượng hemoglobin và khả năng vận chuyển oxy, thúc đẩy chức năng tạo máu do đó trẻ thiếu máu nên ăn nhiều rau dền.

Mặt khác, lượng canxi có trong rau dền sau khi vào cơ thể cũng dễ dàng hấp thu, có thể thúc đẩy sự sinh trưởng của răng và xương, cũng có thể điều trị gãy xương.

  1. Hành tây-trị bỏng

Nếu như trẻ ở nhà chẳng may bị bỏng, bậc cha mẹ trước tiên có thể sơ cứu bằng hành tây. Đầu tiên rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh khoảng chừng 10 phút, sau đó lấy một củ hành tây cắt ra rồi đắp lên vết bỏng, làm như vậy có thể giảm bớt đau đớn.

  1. Củ cải trắng-trị ho

Củ cải trắng có công dụng làm lưu thông khí huyết, tiêu đờm, sinh tân chỉ khát. Nếu con bạn bị ho có thể đem củ cải cắt thành lát, dùng nước sạch đun sôi, sau đó lấy ra bát nhỏ nước, để nguội rồi cho trẻ uống. Cần nhớ phải uống thêm một vài ngày liên tục.

  1. Bắp cải-phòng ngừa đau dạ dày

Bắp cải chứa vitamin A, vitamin U, có thể dùng để chữa trị những mô bị tổn thương trong cơ thể. Ăn nhiều có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày. Người có vết loét dạ dày thì ăn bắp cải cũng làm giảm bớt những khó chịu tại dạ dày.

  1. Táo- trị tiêu chảy

Táo có chứa pectin, có thể ức chế nhu động ruột bất thường, làm cho hoạt động tiêu hóa chậm lại do đó giúp khống chế tiêu chảy nhẹ. Vì vậy táo đun sôi có thể trị tiêu chảy ở trẻ.

Bố mẹ bé có thể lấy táo rửa sạch, bỏ lõi, cắt thành miếng nhỏ. Cho một lượng nước vừa phải vào nồi, đun sôi sau đó thả miếng táo cắt vào nước sôi trong 5 phút, để nguội rồi cho trẻ uống.

  1. Trà xanh-loại bỏ bọng mắt

Trà xanh có tác dụng làm giảm sưng và co mạch máu, có thể làm giảm bọng mắt. Nếu trẻ hai mắt sưng vù có thể lấy trà xanh ngâm vào nước sôi, làm lạnh rồi lấy miếng vải bọc lá trà lại sau đó đắp lên mắt, hoặc là dùng bông nhúng vào nước trà rồi đắp lên mắt. Nếu như đem nước trà để tủ lạnh 15 phút hiệu quả sẽ tốt hơn. Khi đắp lên mắt, tốt nhất là cho trẻ nằm ngửa, để mắt được thư giãn hoàn toàn.

  1. Đường-chữa nấc

Đường có thể chữa nấc. Nguyên nhân là do vị ngọt của đường trong cổ họng có thể cải biến xung động thần kinh, ức chế tác dụng của thần kinh hoành, nên giảm bớt triệu chứng nấc. Vì vậy trẻ em bị nấc cục có thể nuốt một muỗng cà phê đường, nhưng không uống nước, làm như thế có thể hết nấc.

  1. Dứa-ăn sau bữa cơm giúp hỗ trợ tiêu hóa

Dứa chứa các enzym phân giải protein, có thể trợ giúp tiêu hóa các protein trong thực phẩm. Hơn nữa dứa còn chứa VB1 trợ giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu, thúc đẩy nhu động ruột. Vì vậy nếu ăn đồ nhiều mỡ, có thể cho trẻ ăn dứa sau đó để hỗ trợ tiêu hóa. Tốt nhất là nên ngâm dứa vào nước muối trước khi ăn.

  1. Nước cam-xua tan mệt mỏi

Nước cam giàu vitamin C giúp chống lại các gốc tự do vốn gây tổn thương cho cơ thể. Vì vậy khi mệt mỏi bạn có thể uống một ly nước cam.

  1. Muối thô-trị bong gân

Nếu chẳng may bị bong gân tương đối nhẹ, thì bạn có thể cho muối thô vào chảo rang nóng, rồi bọc bằng vải hoặc khăn mặt, chườm nóng ở khu vực bị bong gân.

Đại Hải

Theo secretchina

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.