Có một số thực phẩm xử lý chế biến không đúng cách có thể trong nháy mắt biến thành độc dược, không chỉ nguy hại cho sức khỏe, mà thậm chí sẽ nguy hiểm cho sinh mệnh!

Mộc nhĩ đen, khoai tây, đậu que (đậu cô-ve), nấm kim châm,  giá đỗ, đều là những thực phẩm thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm,  những  nguyên liệu nấu ăn này khi xử lý hoặc chế biến không thích hợp, cũng đều sẽ sản sinh độc tố, vô ý ăn vào, nhẹ thì xuất hiện buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nặng thì có thể phát sốt,  khó thở, đại tiểu tiện ra máu,  trung tâm hô hấp tê liệt, thậm chí gây tử vong.

Vậy 5 loại nguyên liệu trên xử lý như thế nào cho an toàn?

Mộc nhĩ đen: Ngâm không nên quá 8 tiếng

thuc pham1

Mộc nhĩ đen có hàm lượng protein cao hơn so với gạo, bột mì, các loại rau,  mà công hiệu lớn nhất của nó là ở chỗ hoạt huyết, đả thông mạch máu, là một  thực phẩm dưỡng sinh rất tốt.

Mộc nhĩ đen không thể ăn tươi, mộc nhĩ tươi chứa đựng chất porphyrin sau khi ăn xong, gặp ánh sáng mặt trời chiếu vào  sẽ khiến da bị ngứa. Mộc nhĩ khô trước khi dùng cần ngâm cho nở, thế nhưng ngâm thời gian dài sẽ biến chất sản sinh độc tố sinh vật hoặc sinh sôi vi khuẩn, nấm gây bệnh nhiễm trùng, sau khi ăn có khả năng dẫn đến suy gan thận cấp tính. 

Ngâm mộc nhĩ đen hay nhất dùng nước sôi, có thể rút ngắn thời gian ngâm; mùa hè nhiệt độ cao, ngâm quá  8 tiếng đồng hồ cũng rất có khả năng sản sinh độc tố. Nếu như đã quên không nhớ ngâm bao lâu, thì hay nhất là bỏ đi không ăn nữa.

Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế ngưng tụ tiểu cầu, làm hạ hàm lượng cholesterol máu, phòng trị bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não tương đối tốt, tuy nhiên cần lưu ý rằng, người máu khó đông do khả năng đông máu kém, thì nên ăn vừa phải.

Khoai tây: Không nên ăn khoai tây mọc mầm hoặc biến thành màu xanh

thuc pham2

Khoai tây nẩy mầm tốt nhất không ăn, nhưng có một số người, sẽ loại bỏ mầm khoai tây rồi ăn tiếp, loại bỏ mầm rồi thì khoai sẽ không còn độc nữa? Kỳ thực  nguy hiểm vẫn còn tồn tại, chỉ là mức độ thấp hơn.

Khoai tây nẩy mầm, biến màu xanh, hư thối, có chứa một loại độc tố là solanine tăng gấp 50 lần. Nếu như ăn 200 mg solanine một lần, liền có thể phát bệnh. Triệu chứng chủ yếu là ngứa rát hầu họng, viêm dạ dày ruột, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện vàng da tan máu.

Solanine có tính ăn mòn, làm tan máu, có tác dụng làm tê liệt trung khu hô hấp và vận động, ăn nhiều khoai tây chưa chín hoặc nảy mầm, nội trong 10 phút đến vài giờ sẽ khởi phát triệu chứng. Triệu chứng gồm có khô miệng,  tê lưỡi, buồn nôn,  nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nghiêm trọng thì có thể phát sốt, khó thở, choáng váng đầu, ù tai, sợ ánh sáng, co giật, thậm chí có khả năng bị tê liệt trung khu hô hấp mà tử vong. Khi xử lý khoai tây thêm vài giọt giấm ăn, có thể phá hư độc tính của solanine.

Cây đậu cô-ve: Nấu chín mới ăn

thuc pham3

Cây đậu cô-ve có chứa chất làm ngưng kết hồng cầu, saponin, nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày, gây ngộ độc thức ăn. Saponin có thể gây viêm xuất huyết, có khả năng hòa tan tế bào hồng cầu.

Do đó để an toàn, đậu cô-ve nhất định phải nấu chín rồi mới ăn.

Nấm kim châm:  nấu chín rồi mới ăn

thuc pham4

Nấm kim châm tươi chứa colchicine không độc, nếu như không được nấu chín trước khi ăn, qua hấp thu ở đường tiêu hóa, sẽ bị oxy hóa thành colchicine oxit độc hại. Triệu chứng trúng độc colchicine và thạch tín là giống nhau, sau ăn 2 đến 5 tiếng đồng hồ  sẽ bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy hay hoa mắt, ăn nhiều thậm chí còn gây sốt, đại tiểu tiện ra máu, rối loạn điện giải. Đun nấu nhiệt độ cao có thể phá hủy độc tính của colchicine.

Giá đỗ: Nấu chín mới ăn  

thuc pham5

Giá đỗ sống có chứa saponin và các chất độc hại khác, cũng phải qua nhiệt độ cao mới mất đi độc tính. Giá đỗ sống bên trong còn chứa vi khuẩn Bacillus cereus gây hại, nên cần nấu ở nhiệt độ cao để tiêu diệt.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Đại Hải

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.