Đại Kỷ Nguyên

Những ai dễ bị gút?

Gút là một căn bệnh mà nồng độ acid uric tăng dần, tích trữ và gây nên tổn thương nặng nề, và làm sưng nhiều khớp của cơ thể. Có lối sống đặc thù có thể giúp giảm các triệu chứng của gút và khôi phục lại chức năng trao đổi chất để đánh bại bệnh gút một cách tự nhiên.

Khi nồng độ acid uric tăng lên, nó hình thành những tinh thể sắc cạnh gọi là urat, urat thấm vào khớp và gây đau khớp. Vùng thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất của urat là ngón cái, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và khuỷu tay.

Trong nhiều năm qua, các bác sĩ đã nói với chúng ta rằng gút là do sự rối loạn chuyển hóa purin. Purin là một phân tử được tạo thành từ một nhóm các acid nucleic phổ biến trong các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng, đồ biển, và rượu. Nội tạng như thận, gan là nguồn chứa nhiều purin nhất.

Gút và chuyển hóa Fructose

Nghiên cứu gần đây đã cho thấy mối liên hệ giữa gút và tiêu thụ fructose cao. Con đường sinh hóa thứ hai này đã cho thấy fructose khiến cơ thể sản sinh ra acid uric từ một phân tử tạo năng lượng quan trọng: adenosin triphosphat.

Tại New Zealand, người dân Maori trước đây hiếm khi bị gút. Hiện nay, 10-15% dân số nơi đây có triệu chứng gút trong cuộc đời. Đồ biển dường như là yếu tố kích hoạt chính đối với những người dân tại những hòn đảo nơi Thái Bình Dương; Tuy nhiên, họ luôn ăn một lượng lớn đồ biển. Những người ở đây ăn nhiều đường và fructose nhiều hơn 50 lần so với tổ tiên của họ 100 năm trước đây.

Những người uống một thức uống giàu fructose mỗi ngày có 74% phát triển thành bệnh gút hơn những người uống lượng tương tự trong một tháng.

Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Journal of the American Medical Association chứng minh rằng những người uống một thức uống giàu fructose mỗi ngày có 74% phát triển thành bệnh gút hơn những người uống lượng tương tự trong một tháng. Những người uống hai hoặc nhiều hơn đồ uống có chất tạo ngọt là fructose có 97% khả năng phát triển thành căn bệnh này.

David Jockers, Organic Lifestyle Magazine

Exit mobile version