Đại Kỷ Nguyên

Những điều cần biết về ruột và ‘lời’ thầm lặng cảnh báo tình trạng sức khỏe

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 70% hệ thống miễn dịch nằm ở ruột. Do đó, đảm bảo hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh có thể là chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề khác của cơ thể. Nhưng làm thế nào để chúng ta hiểu được những “cảm xúc” của ruột để có cách ứng xử phù hợp?

Ruột đúng là không biết nói theo nghĩa đen, nhưng nó giao tiếp dưới dạng dấu hiệu, từ hoàn toàn im lặng đến những cơn đói cồn cào và thói quen trong phòng tắm của bạn. Dưới đây là một số lý giải những gì đang xảy ra với ruột.

1. Bài tiết nên thường xuyên

Số lần bài tiết trung bình của ruột là từ 3 lần một tuần đến 3 lần một ngày tùy thuộc vào hệ tiêu hóa khác nhau của mỗi người.

Thông thường, thức ăn di chuyển trong đường tiêu hóa mất từ ​​24 đến 72 giờ. Sau 6 đến 8 giờ, thức ăn mới đến ruột kết, và sau đó ta sẽ cảm thấy muốn dùng toilet.

Nếu quá trình này bị chậm, có thể là do táo bón. Táo bón có nhiều nguyên nhân, có thể là mất nước, thiếu chất xơ, hoặc vấn đề về tuyến giáp. Tốt nhất là nên kiểm tra chế độ ăn uống trước đã. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau quả.

Trong trường hợp không thường xuyên đi vệ sinh (trên 3 ngày, thậm chỉ là 1 tuần), có lẽ ruột của bạn đang giữ lại thực phẩm nạp vào vài ngày – thậm chí vài tuần trước. Chất thải tồn đọng lâu cũng có nghĩa là nó phân hủy trong cơ thể của bạn lâu hơn hoặc cơ thể đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Đó là nguyên nhân chính có thể gây ra xì hơi nặng mùi và các vấn đề sức khỏe khác.

2. Ợ nóng

Ảnh: Baomoi.com

Ợ nóng là triệu chứng phổ biến khi cơ chế tiêu hóa đang gặp rắc rối. Điều này thường xảy ra khi bị căng thẳng hoặc là ăn không đúng cách và ăn nhiều thực phẩm chiên rán khiến cho axit dạ dày phải làm việc nhiều hơn, và kết quả là dẫn tới ợ nóng.

3. Đau bụng trong khi chạy hoặc đi bộ

Điều này có thể là do bệnh viêm đại tràng co thắt. Dấu hiệu cảnh báo là khi chạy hoặc đi bộ bạn cảm thấy đau một bên bụng, thường xuyên đau quặn từng cơn. Thậm chí có lúc sau khi trung tiện hoặc xoa bụng thấy dễ chịu hơn nhưng thấy vùng bụng xuất hiện cục cứng, khi hết đau cục cứng cũng mất đi.

4. Thấy đau bụng, buồn nôn, nôn mửa sau khi ăn

Là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày. Sau khi ăn thấy đau ở vùng thượng vị có lúc còn thấy buồn nôn, nôn, có cảm giác đầy bụng. Tình trạng này thường xảy ra vào mùa thu, cơn đau có tính quy luật nhất định. Khi ăn đồ ăn cay nóng, tâm trạng bất ổn sẽ thấy xuất hiện tình trạng trên.

5. Bị nôn, nóng bụng

Ảnh: Oxii

Thông thường đây là dấu hiệu của bệnh kiết lị hoặc bệnh viêm đường ruột cấp tính. Trong trường hợp này cần cảnh giác với các đồ uống không hợp vệ sinh, đồ ăn nguội kèm xuất hiện tình trạng tiêu chảy, đau bụng.

6. Đột ngột đau quặn bụng

Vùng thượng vị đột ngột xuất hiện cảm giác đau dữ dội. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này có thể là do đồ ăn hằng ngày không hợp vệ sinh hoặc bị nguội.

Nếu kèm theo các dấu hiệu đứng ngồi không yên, mặt tái xanh, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Ngoài ra ở chính giữa bụng thấy có cục cứng rắn nhưng lại không thể sờ vào được hơn nữa mấy tiếng sau lại tự mất đi. Nếu vậy bạn hãy nghĩ đến bệnh co thắt dạ dày.

Nhưng nếu bụng của bạn rất cứng nhưng không thể chạm vào được. Vậy bạn cần cảnh giác đến bệnh loét dạ dày tá tràng.

7. Thường xuyên thấy đầy bụng

Sau khi ăn xong luôn có cảm giác đầy bụng, cảm giác này có khi kéo dài suốt cả ngày. Tuy bị nấc nhưng không thấy vị chua, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân, da mặt xanh. Những triệu chứng này chủ yếu xuất hiện ở người già.

Đây là những dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày mãn tính, sa dạ dày hoặc viêm teo dạ dày.

Minh Nguyên t/h

Exit mobile version