“Khi tôi hấp hối…” những lời cuối của cây bút kỳ cựu của Thời báo Los Angles đặt ra một câu hỏi lớn cho toàn ngành công nghiệp chữa trị ung thư vú.

Một cây bút của Thời báo Los Angles, cô Laurie Becklund, đã chiến đấu với bệnh ung thư từ năm 1996. Đầu năm nay, cô biết thời gian của mình đã hết, và thanh thản đón nhận những ngày cuối cùng. Với mong muốn có thể giúp nâng cao nhận thức về bệnh ung thư, cô đã viết một tự thuật ngắn nhan đề “Khi tôi hấp hối” kể về câu chuyện của mình. Becklund qua đời ngày 8 tháng 2 năm 2016. Dưới đây là những điều cô mong độc giả biết rõ thêm về căn bệnh ung thư vú.

Phát hiện sớm cũng không chữa được ung thư

Becklund kể cô có hơn 20 khối u, nhưng chúng không phải nguyên nhân gây bệnh ung thư. Cô nói trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh việc chụp chiếu khối u định kỳ có thể gây chẩn đoán sai, dẫn tới những liệu pháp chữa trị và xạ trị không cần thiết, có thể gây hại hơn là nâng cao sức khỏe.

Phát hiện ung thư sớm trong nhiều trường hợp nghĩa là phải “tóm” được nó trước khi có triệu chứng. Đây là một vấn đề, vì không phải tổ chức tiền ung thư nào cuối cùng cũng dẫn tới bệnh ung thư, hoặc không phải loại ung thư nào cũng đe dọa tới mạng sống của bệnh nhân.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ung thư đều được chữa trị giống nhau. Theo một bài báo xuất bản trên Tạp chí Oxford, việc chụp chiếu chiếm tới 25% chẩn đoán quá lên về bệnh ung thư vú. Việc chẩn đoán quá lên có thể làm hại bệnh nhân, và dẫn tới việc “sử dụng các liệu pháp ngăn ngừa ung thư quá liều” mà không cần thiết ví như hóa trị.

Một bài báo khác của Tạp chí Y khoa Mới của Anh ước đoán trong năm 2008, khoảng 70.000 phụ nữ bị chẩn đoán quá sớm mắc bệnh ung thư vú, chiếm tới 31% các trường hợp chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư vú.

Becklund lần đầu tiên phát hiện một khối u trong ngực vào năm 1996 khi làm kiểm tra sức khỏe. Cô đã thực hiện một ca phẫu thuật loại bỏ khối u và làm xạ trị. Beklund mắc loại bệnh ung thư vú có thể chữa được. Sau năm năm điều trị, bác sĩ nói với cô, các tế bào ung thư đã bị tiêu diệt, rất ít khả năng bị tái phát.

Nhưng tới năm 2009, cô lại nhận được chẩn đoán bị ung thư giai đoạn bốn, đã di căn vào xương, gan, phổi và não.

wide_3128
Cô Laurie Becklund, đã chiến đấu với bệnh ung thư từ năm 1996

Ung thư vú di căn cũng là loại ung thư vú không thể chữa trị

Ung thư di căn là loại ung thư các khối u sẽ lan từ bộ phận bắt đầu cho tới bộ phận khác trong cơ thể, theo trang web Cancer.org. Theo một nhóm tư vấn cho bệnh nhân phi lợi nhuận có tên gọi là Mạng lưới Ung thư Vú di căn (MBCN), bản thân ung thư vú không gây chết người, mà thực tế bệnh nhân mắc ung thư vú qua đời là do các tế bào ung thư di căn tới các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.

Ung thư vú đa phần di căn tới xương, não, gan và phổi. Và trong trường hợp của Becklund, nó di căn tới hết cả bốn bộ phận này. Khi cô tới hội thảo của MBCN, những người tham dự khác rất sốc khi cô vẫn còn sống. Hầu hết những bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư chỉ di căn tới một trong bốn bộ phận này, và không thể sống sót quá hai năm.

Becklund là trường hợp hiếm hoi duy nhất có thể sống sót tới 7 năm.

Video xem thêm: Tận mắt xem các tế bào ung thư lan khắp cơ thể

Các cơ sở y tế không thể chữa trị được

Hàng năm, ước tính 40,000 bệnh nhân mắc ung thư vú di căn qua đời. Khoảng 250,000 người khác đang chờ chết. Nói là con số ước tính bởi không ai yêu cầu phải báo cáo về chẩn đoán di căn. Giấy chứng tử chỉ nói về các triệu chứng như “khó thở”, chứ không phải về căn bệnh thực sự gây chết người. Cho nên con số thực sự không ai biết được. Becklund viết trong hồi ký của mình.

Chương trình SEER (Kiểm tra, Khoa nghiên cứu dịch bệnh và kết quả cuối cùng) là nơi duy nhất cung cấp số liệu về ung thư, nhưng theo MBCN nó cũng không cung cấp được số liệu về ung thư vú di căn. Tuy nhiên, theo ước tính có tới 30% các trường hợp ung thư là ung thư di căn, nhưng không có số liệu cụ thể. Hơn nữa, theo METAvivor, một tổ chức phi lợi nhuận về tư vấn cho bệnh nhân, chỉ 2% các nghiên cứu về ung thư vú là đi theo hướng tìm kiếm liệu pháp ngăn ngừa hoặc chữa trị ung thư vú di căn.

Không có cách “chữa trị” duy nhất

becklundd
Cô Laurie Becklund, nói chuyện với khán giả tại hội thảo

Becklund viết trong hồi ký của mình “Mỗi chúng ta là một thử nghiệm lâm sàng riêng rẽ. Những kiến thức thu được từ các thử nghiệm này sẽ chết theo những người là đối tượng thử nghiệm vì không có cơ sở dữ liệu toàn diện về các bệnh nhân ung thư vú di căn”.

Người ta cho rằng bệnh nhân ung thư nào có thể sống qua năm năm sau khi điều trị, thì cũng đã thành công lắm rồi, nhưng với bệnh nhân mắc bệnh Ung thư vú di căn điều đó chẳng có nghĩa gì cả. Theo trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, ung thư vú di căn là vô phương cứu chữa mặc dù có liệu pháp điều trị.

Việc phát hiện bị mắc bệnh sớm không giúp ích gì cho bệnh nhân mắc Ung thư vú di căn. Một loại ung thư vú khác từng được bác sĩ coi là có thể chữa trị được, lại tái phát nhiều năm sau đó khi đã ở giai đoạn 4, giai đoạn di căn. Một liệu pháp điều trị không thể có tác dụng cho hết thảy các bệnh nhân mắc Ung thư vú di căn.

Hiện nay, dù đã xuất hiện nhiều liệu pháp chữa trị, nhưng có rất ít hy vọng sống sót cho các bệnh nhân mắc bệnh Ung thư vú di căn. Các liệu pháp chữa trị tự nhiên có rất nhiều hứa hẹn, lại thường bị bỏ lơ.

Nhiệm vụ của Susan G.Komen không phải để giúp tất cả mọi người (Susan G.Komen là một tổ chức phi lợi nhuận về ung thư vú).

Becklund đã từng chỉ rõ một thông điệp sai lệch trong khẩu hiệu gây quỹ của tổ chức Susan G.Komen đó là “Hãy hứa với tôi bạn sẽ không bao giờ đeo một dải khăn hồng nhân danh tôi, hoặc hãy bỏ một đô la vào trong hòm từ thiện dành cho việc nâng cao nhận thức về ung thư vú, phát hiện sớm để chữa trị kịp thời”. Nhưng với ung thư vú, phát hiện sớm cũng chẳng có ý nghĩa gì hết.

Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu thấy một người không biết là có bệnh ung thư vú, và căn bệnh này đe dọa mạng sống của rất nhiều bệnh nhân. Vì ngay cả khi chúng ta nhận thức đầy đủ về căn bệnh này, thì sao?

Năm 2014, Susan G.Komen gây được hơn 287 triệu đô la tiền quỹ, và cam kết 79% số tiền này để dành cho các chương trình về giáo dục, nghiên cứu, hỗ trợ, bên cạnh đó ai cũng biết số tiền đã được tiêu trong vòng hơn 30 năm qua (ước tỉnh khoảng 2,6 tỷ đô) cũng đóng góp rất ít vào tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú di căn.

“Màu hồng thì đẹp đấy, nhưng nó không che dấu được sự thật là ung thư vú di căn là căn bệnh giết người” trang web của METAvivor viết rất rõ về điều này.

Hiện nay, hàng nghìn nam giới và phụ nữ đang hấp hối chờ chết vì bị bệnh ung thư di căn, đây là một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng đáng tin và trung thực hơn cả.
Bài báo này chỉ có mục đích truyền tải thông tin, không thể sử dụng làm các tư vấn y tế. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, đề nghị liên lạc với bác sĩ trị liệu có cấp phép để được tư vấn chính xác.

Lê Anh