Phụ nữ sau sinh mất huyết rất nhiều, nguyên khí hao tổn, nếu không có những biện pháp sinh hoạt hợp lý sẽ dễ bị ngoại ta xâm nhập mà mắc bệnh. Điều này gây tổn hại cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Vậy sau sinh phụ nữ có những biến đổi gì và cần làm gì để bảo dưỡng thân thể trong giai đoạn này?
1. Đặc điểm sinh lý của sản phụ
Âm huyết hư, nguyên khí hao tổn, bách mạch hư không
Sản phụ do lúc sinh nở vết thương xuất huyết, trở dạ rặn đẻ gắng sức, ra mồ hôi… dẫn tới rơi vào trạng thái khí huyết hư nhược, bách mạch hư không. Đông y có cách nói “sau sinh một bồn băng”. Dễ xuất hiện hiện tượng hư suy, sợ lạnh, sợ gió, mồ hôi nhiều, sốt nhẹ… Nếu không được điều dưỡng, có thể bị mắc bệnh trong thời gian ở cữ hay Đông y gọi là “bệnh sản hậu”.
Dễ phát sinh hiện tượng ứ huyết trở trệ
“10 tháng mang thai, một buổi sinh nở”. Nguyên khí huyết hư, không thể vận huyết, khí hư huyết trệ, dễ xuất hiện chứng trạng sau sinh đau bụng, sản dịch ra không ngừng…
Tiết sữa nuôi con
Tử cung co bóp, bài xuất sản dịch
2. Đặc điểm bệnh lý của sản phụ
Các thể loại bệnh chứng, thường phần nhiều là “hư” (1), “ứ” (2). Bất luận loại cơ chế bệnh nào, nhân tố phát bệnh của nó không ngoài:
- Một là sau sinh sinh lý biến hóa
- Hai là tố chất thể trạng bất túc (không đầy đủ)
- Ba là sau sinh dưỡng sinh bất cẩn
Trong đó, điều đầu tiên là nhân tố tất nhiên, nếu loại này biến hóa bất thường, vượt quá trạng thái sinh lý bình thường, ắt có thể sinh bệnh tật.
3. Kiến thức bảo vệ thường nhật theo Đông y
Chú trọng “tam thẩm” (ba hỏi), phòng bệnh khi chưa bệnh. Tình trạng thân thể sản phụ sau sinh , có thể thông qua mấy phương diện dưới đây tiến hành phán đoán:
- Thẩm bụng dưới đau hay không đau, phân biệt sản dịch có bị đình trệ hay không. Nếu bụng dưới đau không cho ấn tay vào, bụng dưới có cục gây ứ trở; không đau bụng hoặc bụng đau thích ấn là huyết hư.
- Thẩm đại tiện thông hay không thông, dự đoán tân dịch thịnh suy. Đại tiện khô kết, táo bón không thông là tân dịch khuyết tổn; nếu đại tiện thông suốt, là tân dịch vẫn còn sung túc.
- Thẩm sữa có tốt hay không và ăn uống nhiều ít, khảo sát vị khí cường nhược. Lượng sữa ít, chất trong, bầu ngực mềm không cương, ăn không ngon miệng thuộc về Tỳ Vị hư nhược. Sữa đầy đủ, ăn uống bình thường là Vị khí kiện vượng.
4. Dưỡng sinh sau sinh cần biết
Sinh hoạt có phương cách
Căn cứ khí hậu biến hóa, ăn mặc thích hợp, để tránh thương hàn hoặc trúng thử; phòng ở cần tránh gió, lại cần đảm bảo không khí lưu thông; tránh ra mồ hôi lại ngồi quạt. Ngủ đầy đủ, vận động thích hợp, tránh quá gắng sức rặn đẻ, ngăn ngừa sản dịch không ngừng dứt, sa dạ con… các loại bệnh chứng phát sinh.
Ẩm thực nên thanh đạm, có dinh dưỡng, dễ tiêu hóa
Ăn uống của sản phụ nên chú ý: Trên tiền đề bảo đảm lượng nước đầy đủ và dinh dưỡng cân bằng, cần tôn trọng sở thích ẩm thực của sản phụ. Lưu tâm đến sắc, hương, vị, hình thức của thực phẩm để tăng cường cảm giác thèm ăn; bảo đảm chủng loại thực phẩm đa dạng hóa, lấy ‘ăn ít, chia nhỏ bữa’ làm nguyên tắc, không ăn nhiều đồ sống lạnh hoặc quá cay nóng, chiên rán, ngấy béo.
Bảo trì tâm tình thoải mái, kiến tạo hoàn cảnh an hòa để nuôi dưỡng con
Sau sinh trong vòng 100 ngày, không nên giao hợp
Sản phụ đang cho con bú dùng thuốc hoặc thuốc bổ cần cẩn thận, để tránh mang đến nguy hiểm tiềm ẩn cho trẻ
Theo baijiahao.baidu.com
Liên Hoa biên dịch
Ghi chú:
(1) Hư: là hiện tượng suy nhược, bất túc hoặc bệnh kéo dài từ lâu trong Đông y
(2) Ứ: thông thường là huyết ứ, là sự vận hành khí huyết không thông, xung huyết cục bộ hoặc chảy máu cục bộ.