Đại Kỷ Nguyên

Núc nác vườn nhà nhiều công dụng, chống ung thư

Có mặt lâu đời trong cuộc sống sinh hoạt người việt, cây núc nác không chỉ đem lại món ăn dân giã nhiều dinh dưỡng mà còn là vị thuốc tuyệt vời giúp thanh nhiệt giải độc, thậm chí có tác dụng chống lại ung thư hiệu quả.

Cây núc nác còn gọi là mộc hồ điệp, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ, bạch ngọc chỉ… mọc hoang hoặc được trồng khắp nơi ở cả hai miền Nam, Bắc. Ngoài ra còn thấy mọc ở các nước như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Ðộ, Lào, Campuchia……

Ngoài mang lại giá trị dinh dưỡng từ hoa và quả, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu và xác minh thực nghiệm về tác dụng chữa bệnh từ hạt và vỏ của cây núc nác như: Dạ dày, viêm gan, dị ứng, viêm phế quản, mụn nhọt, lị và đặc biệt là ung thư.

Trong hạt và vỏ cây núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng Histamin tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng, mề đay và mẩn ngứa và chất đắng kết tinh Oroxylin, Alcaloid nên núc nác được dùng làm vị thuốc chính để kết hợp với những vị thuốc nam khác để giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể để loại bỏ dị vật (khối u, tế bào lạ…).

Ảnh: baomoi.com

Theo Đông y, núc nác có vị đắng, tính mát, có tác dụng mát gan, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, nhuận phế, trị ho, giảm đau. Vỏ núc nác có thể thu hoạch gần như quanh năm, thông thường thu hoạch vào mùa xuân, hạ là tốt nhất.

Vỏ thân của núc nác có thể dùng trị các loại bệnh như viêm gan vàng da, dị ứng mẩn ngứa, bệnh vảy nến, lở do dị ứng sơn, viêm họng, ho khan tiếng, đau dạ dày, lỵ, viêm tiết niệu, đái buốt, đái ra máu; trẻ con ban sởi, hen phế quản. 

Hạt chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày, đau bụng, vết loét không liền miệng. Ngày uống 2-3g dạng thuốc sắc (chữa ho) hay bột (chữa đau dạ dày). Dùng ngoài tán bột rắc lên vết lở loét, mụn nhọt vỡ lâu ngày không liền miệng.

Ngoài ra, lá, hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xào ăn hoặc nộm với lạc.

Một số bài thuốc dân gian đơn giản

Chữa bệnh sởi cho trẻ em: Vỏ cây Núc Nác 6g, Kinh Giới 6g, Kim Ngân Hoa 4g, Liên Kiều 6g, lá Diếp Cá 5g, Mã Đề 4g, Sài Đất 5g, hoa Hồng Bạch 4g, Huyền Sâm 8g, Sài Hồ 4g, Cam Thảo 2g, Đương Quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần.

Chữa đau dạ dày: Vỏ cây Núc Nác, Bồ Hoàng, Ngũ Linh Chi, Ô Tặc Cốt sắc nước uống.

Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa: Vỏ cây Núc Nác sao qua16g, Kim Ngân Hoa 16g, Kinh Giới 16g, Phòng Phong 10g, Hạt Dành Dành 10g, Sài Hồ 16g, Đinh Lăng 16g, Xuyên Khung 10g, Bạch Chỉ 10g, Sài Đất 16g, lá Cơm Rượ16g, Uất Kim 10g, Cam Thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Vỏ cây Núc Nác 16g, Lá Đơn Đỏ 14g, Ké Đầu Ngựa 14g, Kim Ngân Hoa 16g, Tô Mộc 10g, Trần Bì 10g, Cúc Hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Chữa kiết lỵ, đau dạ dày ợ hơi, ợ chua: Dùng hạt núc nác phơi khô, tán thành bột mịn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8-10g (Trồng hái và dùng cây thuốc).

Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết): Vỏ cây Núc Nác (Hoàng Bá Nam) 16g, Bạch Thược 12g, Hạt Dành Dành (Chi Tử) 12g, Đan Bì 12g, Nhân Trần 12g, Sài Hồ 16g, Xa Tiền 12g, Cỏ Nhọ Nồi)16g, Rau Má 20g, Cam Thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Minh Nguyên t/h

Exit mobile version