Đại Kỷ Nguyên

Nước tiểu nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Màu sắc, số lượng nước tiểu có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy nước tiểu có nhiều bọt có phải biểu hiện của bệnh? Cơ bản điều này là bình thường, tuy nhiên có một số trường hợp bạn cần lưu ý.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nước tiểu có nhiều bọt

1. Tốc độ dòng tiểu nhanh

Đây là nguyên nhân rất thường gặp, bọt hình thành do tốc độ dòng tiểu nhanh va đập vào thành bồn cầu. Trong trường hợp này bọt sẽ nhanh chóng tan mất.

2. Thiếu nước

Khi cơ thể thiếu nước, lượng nước tiểu giảm và nước tiểu bị cô đặc cũng là một nguyên nhân tạo ra nhiều bọt. Khi bạn bổ sung đầy đủ nước thì hiện tượng này sẽ biến mất.

Khi bạn bổ sung đầy đủ nước thì hiện tượng này sẽ biến mất. (Ảnh: youtube.com)

3. Tổn thương thận

Nước tiểu nhiều bọt còn có thể là dấu hiệu của tổn thương thận. Cầu thận bị tổn thương khiến nhiều protein sẽ thoát ra nước tiểu và làm nước tiểu có nhiều bọt.

Điểm khác biệt của bọt trong trường hợp này là lâu tan. Nếu bạn thấy bọt lâu tan và tình trạng đi tiểu nhiều bọt kéo dài nhiều ngày thì cần sớm đi kiểm tra.

4. Xuất tinh ngược dòng

Nguyên nhân ít gặp hơn của nước tiểu có bọt là xuất tinh ngược dòng. Đây là tình trạng tinh dịch của nam giới chảy ngược vào bàng quang.

Xuất tinh ngược dòng là tình trạng tinh dịch của nam giới chảy ngược vào bàng quang. (Ảnh: alamy.com)

5. Chất tẩy rửa

Đôi khi bồn cầu còn sót lại chất tẩy rửa cũng sẽ khiến nước tiểu có bọt. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn xả sạch chất tẩy rửa khỏi bồn cầu.

Như vậy nếu bọt trong nước tiểu tan nhanh thì thường không đáng ngại. Hầu hết các trường hợp đi tiểu có bọt không phải là bệnh lý. Bạn chỉ cần uống thêm nhiều nước để khắc phục.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu bọt lâu tan và tình trạng kéo dài vài ngày.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu nước tiểu nhiều bọt kèm theo một trong số các dấu hiệu sau

Đại Hải

Exit mobile version