Kiện tụng do tai biến sau khi tiêm vắc xin không còn là chuyện hiếm trên thế giới. Con đường đi từ kiện tụng đến khi nhận được tiền bồi thường là rất gập ghềnh, nhưng đôi khi số tiền chi trả có thể khiến người khác phải giật mình. Mỹ đã phải chi hơn 3,5 tỷ đô la, nhưng kỷ lục bồi thường thiệt hại sau khi tiêm vắc xin thuộc về Pháp với 2,4 triệu Euro cho một trường hợp tiêm chủng ngừa siêu vi gan B.
Lo ngại các rủi ro có thể xuất phát từ vắc xin, nhiều ông bố bà mẹ tại các nước phát triển đã làm nên làn sóng phản đối vắc xin, đặc biệt là phản đối các quy định mang tính chất cưỡng ép tiêm chủng ở Mỹ, Pháp… Giới chức y tế cũng nhận thấy rằng số người phản đối vắc xin có xu hướng gia tăng khá mạnh mẽ theo thời gian. Sự lo sợ của các phụ huynh không phải là vô căn cứ bởi vì người ta liên tục ghi nhận thêm những trường hợp được báo cáo là tai biến xảy ra sau khi tiêm vắc xin.
Trên thực tế nhiều chuyên gia nghiên cứu độc lập đã lên tiếng cảnh báo những nguy hại mà vắc xin cũng có thể mang lại. Theo họ, các vắc xin có liên quan đến nhiều chứng bệnh như tự kỷ, viêm tai giữa, tổn thương não, tàn tật… thậm chí là tử vong. Nhiều nạn nhân đã đệ đơn kiện lên tòa án yêu cầu bồi thường những tổn thất mà họ phải gánh chịu do tiêm vắc xin.
Pháp: Kỷ lục bồi thường 2,4 triệu Euro cho một nạn nhân của vắc xin
Tòa án Nancy ở Pháp đã ra phán quyết, yêu cầu chính phủ phải bồi thường số tiền 2.384.670 Euro cho một nữ cựu y tá 37 tuổi. Vì lý do nghề nghiệp, người phụ nữ này phải tiêm vắc xin ngừa viêm gan B tại bệnh viện vào năm 1991. Vài tuần sau khi tiêm, cô thấy xuất hiện các triệu chứng đa xơ cứng, sau đó khiến cô phải “nghỉ hưu” sớm vào năm 1997 với xác nhận bị tổn thương vĩnh viễn 60%.
Năm 2003, người phụ nữ này lập hồ sơ kiện Bộ Y tế của Pháp và gửi đến tòa Besancon, tuy nhiên yêu cầu này đã bị bác bỏ. Cho đến năm 2014, tòa án Nancy đã tiếp thụ hồ sơ, xét xử và phán quyết như trên. Đây được xem là một kỷ lục trong các trường hợp được bồi thường vì vắc xin.
Tại Mỹ, hơn 3,5 tỷ đô la đã được chi
Những nạn nhân của vắc xin có thể yêu cầu được bồi thường khi gửi đơn lên một tòa án đặc biệt mà người ta gọi là Tòa án Vắc xin (Vaccine Court).
Tính đến tháng 3 năm 2014 thì số tiền mà chính phủ phải bồi thường cho các nạn nhân đã lên tới khoảng 3,5 tỷ đô la Mỹ. Từ đó đến nay con số này vẫn tiếp tục tăng. Theo ghi nhận của trang helthimpactnews.com, tòa án đã xác nhận 117 trường hợp bị tàn tật và chết vì do vắc xin và được bồi thường, tính từ 11/16/2014 đến 2/15/2015.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ, bác sĩ Mercola thì việc nhận được tiền bồi thường cũng không khác gì chơi xổ số. Có đến 2/3 số đơn kiện bị bác bỏ mặc dù các triệu chứng hoàn toàn phù hợp. Điều này khiến cho các vị làm cha mẹ lại nhận thêm cú sốc nữa, sau cú sốc liên quan đến những tổn thương mà con của họ gặp khi tiêm chủng. Ông cũng cho rằng, số tiền này so với doanh số 30 tỷ đô la hiện nay (và sẽ lên đến 100 tỷ đô la trong 10 năm nữa) mà các hãng dược có thể thu về hàng năm do bán vắc xin thì nó thực sự không có gì đáng kể.
Nạn nhân ở Việt Nam được bồi thường bao nhiêu?
Cho đến tháng 7/2015, Bộ Y tế mới đang chủ trì soạn thảo Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng, trong đó quy định cụ thể việc bồi thường đối với các ca tai biến có nguyên nhân do tiêm chủng.
Theo dự thảo này, khi sử dụng vắc-xin bắt buộc (trong chương trình Tiêm chủng mở rộng), nếu xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng do vắc-xin, nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị tai biến hoặc thân nhân người bị tai biến nặng. Tùy mức độ tai biến, nhà nước sẽ trả chi phí điều trị, hỗ trợ tiền, bồi thường để bù đắp tổn thất tinh thần đối với thân nhân người bị thiệt hại. Mức bồi thường cao nhất bằng 30 lần mức lương cơ bản.
Tuy nhiên hiện nay quy định này vẫn chưa được hoàn thiện và công bố.
Đình Vũ tổng hợp
Xem thêm: