Đại Kỷ Nguyên

Phòng vệ như thế nào trước nguy cơ mắc hai đại dịch cúm gia cầm

Hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ mắc cúm gia cầm với 2 chủng bệnh nguy hiểm là H7N9 từ Trung Quốc và H5N1 đang lưu hành ở phía Nam.

Dịch H7N9 mới chỉ được phát hiện Trung Quốc chứ chưa tìm thấy tại Việt Nam, nhưng nguy cơ lan tràn dịch bệnh cũng là rất cao do các nơi nhiễm dịch khá gần biên giới phía Bắc. Số người tử vong do H7N9 tại Trung Quốc chiếm 40 % số người phát hiện là nhiễm bệnh (theo báo cáo vào tháng 1/2017).

Tại Việt Nam, tính từ 2004 đến 2013 có 35 ca mắc cúm A/H5N1 và tử vong 29, tức tỷ lệ tử vong khảng 80 %. Tuy nhiên, hiện mới chỉ phát hiện bệnh trên gia cầm chứ chưa phát hiện người mắc bệnh.

Với độ nguy hiểm của hai dịch bệnh này, ai cũng nên trang bị một số kiến thức cần thiết sau:

Khi nào bạn có nguy cơ nhiễm bệnh?

Virus cúm có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc bất kỳ bộ phận nào của gia cầm bị bệnh (bao gồm cả phân và lông). Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua các đường sau:

– Qua tiếp xúc trực tiếp như: giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm, sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh.

– Qua ăn, uống:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, 4 điều cần tuân thủ sau:

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống:

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Có thể ho vào tay áo nếu không có khăn giấy.

– Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

– Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ súc vật, gia cầm, thủy cầm mắc bệnh; không sử dụng nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

– Thịt gia cầm, sản phẩm từ gia cầm (trứng) và thịt heo là thực phẩm an toàn nếu được nấu chín kỹ và xử lý đúng cách trong quá trình chuẩn bị thức ăn.

– Không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ăn tiết canh. Nên nấu chín thịt gia cầm cho đến khi phần thịt bên trong không còn màu hồng và không để lẫn thịt đã nấu chín với thịt sống.

– Rửa sạch các dụng cụ nấu ăn đã chạm vào thịt sống trước khi sử dụng lại những dụng cụ đó.

2. Hạn chế sự tiếp xúc với nguồn bệnh:

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh; súc vật, gia cầm, thủy cầm mắc bệnh.

– Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh; súc vật, gia cầm, thủy cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, áo. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

– Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

3. Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh:

– Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể.

– Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh, làm việc ở các nơi có dịch cúm trên gia cầm, thủy cầm,… cần thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân.

4. Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp (nhý sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho) cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Biểu hiện bệnh:

Sốt trên 380C, có thể rét run.

Ho, thường ho khan, đau ngực, ít gặp triệu chứng viêm long đường hô hấp trên,… Khó thở, thở nhanh, tím tái.

Các triệu chứng khác: đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, rối loạn ý thức, suy đa tạng.

Không phải cứ ai tiếp xúc nguồn bệnh cũng sẽ mắc bệnh nên các bạn khôn cần phải quá hoang mang, khi cơ thể bạn khỏe mạnh, hệ miễn dịch sẽ chống đỡ tốt với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Như người xưa vẫn giảng “nội thương khiến ngoại tà xâm nhập”.

Chúc các bạn khỏe mạnh qua mùa cúm!

Tân Hạ tổng hợp

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version