Bệnh chân tay miệng đối với trẻ nhỏ phổ biến dễ mắc. Đại đa số trường hợp triệu chứng nhẹ, chủ yếu biểu hiện đặc trưng là phát sốt và các bộ phận tay, chân, khoang miệng… phát ban hoặc mọc mụn rộp. Đa số bệnh nhi có thể tự khỏi.
Bệnh chân tay miệng thuộc phạm trù “ôn bệnh” trong Đông y. Bệnh nhi nhẹ không cần thiết nằm viện, có thể trị liệu tại nhà, nghỉ ngơi, tránh lây nhiễm chồng chéo. Bài viết giới thiệu với các mẹ các phương thực liệu vừa đơn giản dễ thực hiện, dễ ăn mà lại hiệu quả để mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà cho các bé!
Hai bài thuốc trong bài giúp phòng bệnh gồm: Nước nho khô và nước đậu tương cải thảo, có thể dùng cho trẻ trong mùa cao điểm phát bệnh chân tay miệng. Thể trạng của trẻ kém, mới dễ mắc bệnh nên dùng phương thực dưỡng điều chỉnh thể trạng một chút, thì có thể phòng ngừa; ngay cả phát bệnh, bệnh cũng tương đối nhẹ. Có thể căn cứ theo thể trạng phân làm các tình huống dự phòng:
1. Nếu thể trạng thiên hàn thấp, đại tiện lỏng, cho uống nước nho khô
Trước tiên, cho trẻ uống nước nho khô, có tác dụng dự phòng. Nho khô, có thể ôn bổ can thận, tính rất bình hòa. Bình thường khi phát ban, mỗi ngày 3 – 5g nho khô, cho nước nấu sôi, đun nhỏ 5 phút. Sau khi để cho ấm, bụng đói uống nước ăn nho khô, có thể bảo bình an.
2. Nếu thể trạng thiên nhiệt, dễ táo bón, hoặc là khi bắt đầu khởi phát thì ho
Mỗi ngày 1 thang nước đậu tương cải thảo. Nguyên liệu gồm 50 hạt đậu tương, ngâm 1 giờ đồng hồ, nấu 40 phút, thêm 50 – 100g nõn cải thảo (cải thảo bỏ đi lá xanh bên ngoài, phần trắng bên trong), lại nấu 5 – 10 phút. Để ấm uống lúc bụng đói.
Phương này dành cho giai đoạn bệnh chẩn khởi phát, cho tới hoàn toàn hồi phục, ngày ngày sử dụng, bình an vô cùng. Khi bệnh chẩn thịnh hành, ngày uống 1 thang, cũng có thể dự phòng.
3. Nếu mà phát sốt, dùng ‘Tứ đậu ẩm’ sắc uống
Phương Tứ đậu ẩm: Đậu tương 20 hạt, đậu đen, đậu xanh, đậu trắng (cũng gọi là bạch vân đậu) mỗi loại 15 hạt. Theo tỉ lệ đó tăng thêm số lượng cũng được.
Bốn loại đậu đều là dùng sống, thêm nhiều nước nấu đến loãng nhừ nát, lấy nước canh đặc uống lúc ấm. Sắc lúc nào uống lúc ấy, không được để nguội hoặc qua đêm. Trẻ tiểu đêm nhiều, mồ hôi nhiều, không cần thêm đậu trắng. Bốn loại đậu thêm nước ngâm trước 1 tiếng, nấu 30-40 phút là được.
4. Mụn nước trong khoang miệng, ăn kém dùng nước đậu tương
Nếu trẻ trong miệng có mụn nước, không có cảm giác muốn ăn, dùng 50 hạt đậu tương nấu nước, cô đặc thành canh đặc, cho trẻ uống.
5. Thực tích đại tiện không thông – Đạm đậu xị tứ đậu ẩm
Người mạch trái ấn mạnh mới thấy, đậu trắng tốt hơn đạm đậu xích để điều Can mộc tuyên trệ. Đậu trắng trừ thấp bổ Tỳ thổ, người mạch đầy đủ không thích hợp dùng.
Đạm đậu xị tứ đậu ẩm: Đạm đậu xích tứ đậu ẩm, đậu tương 20 hạt, đậu đen, đậu xanh, đạm đậu xị mỗi loại 15 hạt.
(Trong cơ thể có thấp khí, khi tiểu tiện không lợi thay đạm đậu xị bằng đậu trắng. Trong cơ thể có thực tích, khi đại tiện không thông dùng đạm đậu xị)
6. Bị thuốc hàn lạnh làm tổn thương – Ba kích thiên hoàng đậu ẩm
Do sử dụng quá lượng thuốc tiêu viêm và kháng sinh, truyền dịch… tạo thành đại tiện lỏng hoặc tiêu chảy, tiểu tiện không thông, tiểu tiện ngắn ít, nhiệt độ cơ thể thấp…, cần dùng Ba kích thiên hoàng đậu ẩm bổ để trợ cứu.
Ba kích thiên hoàng đậu ẩm: 2g Ba kích thiên thêm, 50 hạt đậu tương, sau khi nước sôi nấu khoảng 40 phút, uống ấm.
Kiêng kị
- Không nên dùng thuốc phát tán, thuốc hàn mát và thuốc bổ
- Không được ăn chất kích thích
Trong “Viên vận động đích cổ trung y học” liệt kê ra có những thực phẩm không nên dùng như: Sữa, trứng, dầu gan cá, mộc nhĩ trắng, tổ yến, vi cá, tôm, cá chép, cá khô, thịt gà, thịt bò, thịt dê, chim bồ câu, đường đỏ, rượu rum và tất cả các loại rượu, hồ tiêu, ớt, hẹ, gừng, tỏi, quả óc chó, trà, thuốc lá .
Những điều chú ý
- Chỉ cần không phát sinh chứng nặng nội thương, nôn tiêu chảy, thì không cần uống thuốc, tĩnh dưỡng 7 ngày, tự nhiên sẽ khỏi.
- Tất cả các nước đậu đều không được cho đường.
- Hoàng đậu ẩm (nước đậu tương) nhất định cần cô đặc cho trẻ uống.
Theo baijiahao.baidu
Liên Hoa biên dịch