Đại Kỷ Nguyên

Phương pháp ngủ giúp khôi phục sinh lực, kéo dài tuổi xuân

Tại sao bạn đã ngủ 7-8 tiếng vào ban đêm mà vẫn uể oải? Có lẽ bạn cần xem lại giấc ngủ của mình. Nếu hàng ngày bạn không thể đi ngủ trước 11h – 1h đêm, các bác sĩ thời xưa dày dặn kinh nghiệm sẽ nói rằng: “Không chữa bệnh cho bạn”.

Thực tế, không phải là không muốn chữa, mà là chữa không được. Những người thường xuyên thức đêm, bất luận là nam giới hay nữ giới, sẽ trực tiếp gây tổn thương đến gan. Theo thời gian sẽ dẫn đến tổn thương thận, dần dần khí huyết tiêu hao. Nếu soi gương mỗi ngày, bạn sẽ nhận thấy nước da sẽ dần dần xấu đi. Lúc này ngay cả bạn tập trung bồi bổ vào các thực phẩm dinh dưỡng hay tập thể dục hàng ngày cũng không thể khôi phục những tổn thương và thiệt hại do mất ngủ, thiếu ngủ hoặc kém ngủ gây ra.

Cũng có những người cho rằng ngủ muộn vào ban đêm thì có thể bù lại vào ban ngày. Nhưng điều đó thực tế không có nhiều tác dụng, hoặc là bạn sẽ không ngủ được hoặc giấc ngủ sẽ không được như ý. Ngay cả khi bạn cảm thấy đã ngủ bù, trên thực tế thì khí huyết của cơ thể cũng đã bị tổn thương.

(Ảnh: istockphoto.com)

Tâm ngủ trước thân ngủ sau

Cách giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh, đừng suy nghĩ gì nhiều và hãy cảm giác như mình giống như một viên đường đang chìm dần vào trong nước. Trước tiên làm tan chảy các ngón chân cái, sau đó các ngón chân khác, rồi đến bàn chân, cẳng chân, đùi… dần dần tan chảy, cuối cùng sẽ tự nhiên chìm vào giấc ngủ. Các lão đạo sĩ trước đây cho rằng đây là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất để chìm vào giấc ngủ.

Có nhiều khi chúng ta bị mất ngủ là do bắt nguồn từ những tư tưởng đủ loại, khi đó đừng nên cố nằm trên giường mà trằn trọc, tránh hao tổn đến tinh thần càng khó vào giấc. Tốt nhất nên ngồi dậy một lúc rồi sau đó mới nằm xuống ngủ lại. Trong thực tế, với lối sống hiện đại ngày nay, để ngủ trước 11 giờ tối với đầu óc nhẹ nhàng cũng rất khó, quan trọng phải bình tâm xuống một lúc mới có hiệu quả: “Tâm ngủ trước, sau khi mới đến đôi mắt”, thật sự đạo lý là vậy.

Ngủ ngắn vào buổi trưa hoặc ngồi tịnh thiền

Đây cũng là một cách khá hay và hiệu quả cho bạn tham khảo giúp cải thiện giấc ngủ và ngủ được dễ dàng hơn.  Đặc biệt duy trì thường xuyên khói quen thiền định sẽ giúp bạn trị bệnh mất ngủ hiệu quả. Buổi trưa trong khoảng từ đến 11h đến 1 giờ chiều, nếu điều kiện hạn chế và bạn không thể chợp mắt ngắn, vậy thì hãy thử ngồi tĩnh khoảng 15 phút nhắm mắt lại cũng giúp cho tinh thần được thư giãn. Trong thực tế, vào buổi trưa bạn chỉ cần có thể nhắm mắt ngủ sâu đúng 3 phút, điều đó cũng tương đương bạn ngủ được 2 giờ đồng hồ, nhưng phải đúng khoảng thời gian này.

Nếu bạn có thể dành ít phút để ngồi thiền hoặc tập mấy động tác khí công trong khoảng 11h-1h chiều thì sẽ thực sự hữu ích cho cơ thể. Thiền định và khí công được chứng minh là giúp cho cơ thể nghỉ ngơi tốt, thậm chí đôi khi còn hơn cả giấc ngủ.

Nhất định nên dậy sớm

Thời xưa các đạo sĩ thường bắt đầu một ngày mới từ rất sớm, ngay cả trong mùa đông cũng không thức dậy sau 6h sáng. Vào mùa xuân và mùa thu cố gắng dậy trước 5h sáng. Điều đó đối với sức khỏe con người mà nói, rất có lợi cho sự trao đổi chất, và tái tạo của các tế bào cơ thể.

Ưu điểm của việc dậy sớm: Một mặt giúp các tế bào được chuyển hóa, mặt khác giúp bài tiết những thứ không tốt ra khỏi cơ thể. Nếu dậy quá muộn, ruột già không được ở trạng thái hoạt động tốt nhất, không thể hoàn thành chức năng bài tiết được tốt. Ngoài ra, thời gian tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tích cực nhất, “giờ vàng” của cơ thể trong khoảng từ 7h- 9h sáng. Vì vậy, tuyệt đối không nên ngủ nướng trên giường lúc này, sẽ rất dễ gây chóng mặt, mệt mỏi đến cơ thể.

Theo Letu
My My biên dịch

Xem thêm: Bí quyết giúp bạn ngủ ngon, bất kể nguyên nhân mất ngủ trước đó là gì

Exit mobile version