Đại Kỷ Nguyên

Probiotics có thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe?

Probiotics là những vi khuẩn hoặc nấm men được đưa vào cơ thể nhằm mục đích hỗ trợ, khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, điều hòa nhu động ruột và có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực tế thì sản phẩm nhân tạo này có tốt như chúng ta vẫn nghĩ?

Ngày nay, probiotics được sử dụng rộng rãi dưới dạng men sống trong thức uống như yaourt, sữa chua; trong phô mai, chế phẩm sữa công thức và trong các chế phẩm bổ sung. Probiotics được xem như là một dạng thực phẩm chức năng. Sau những đợt điều trị bằng kháng sinh dài ngày, hoặc kháng sinh phổ rộng, người ta cho rằng có sự thiếu hụt về số lượng vi khuẩn đường ruột và chỉ định bổ sung probiotics qua đường tiêu hóa.

Một số loại sữa chua cũng chứa thành phần probiotics. (Ảnh: shoptretho.com.vn)

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của bác sĩ Saticsh S.C. Rao, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng sức khỏe tiêu hóa và thần kinh tiêu hóa, Bệnh viện Y khoa Georgia, Đại học Augusta được công bố gần đây đã làm thay đổi về cách nhìn nhận vai trò của probiotics từ trước đến nay.

Trong quá trình nghiên cứu lâm sàng và điều trị cho bệnh nhân, tác giả đã phát hiện một vấn đề:

Từ đó, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 30 bệnh nhân có BF và 8 bệnh nhân không có BF. Tất cả bệnh nhân ở hai nhóm đều có các triệu chứng đầy bụng, đau bụng, đầy hơi rõ ràng và tương tự nhau. Trong nhóm có BF, tất cả bệnh nhân đều đang sử dụng các sản phẩm có probiotics.

Kết quả xét nghiệm cho thấy sự hiện diện quá mức của vi khuẩn trong ruột non ở nhóm BF cao hơn so với nhóm không BF là 68% so với 28%. Tình trạng nhiễm acid lactic trong máu của nhóm BF cao hơn nhóm không BF: 77% so với 25%. Sau đó bệnh nhân nhóm BF được điều trị bằng kháng sinh kháng lại sự hiện diện quá mức của vi khuẩn trong ruột non. Kết quả điều trị rất bất ngờ nhưng có thể dự đoán được: có 66% bệnh nhân nhóm BF giảm triệu chứng BF một cách rõ rệt.

Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Saticsh S.C. Rao đã chỉ ra mối liên hệ của việc dùng probiotics với hội chứng sương mù. (Ảnh: visuckhoeviet.net)

Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa việc sử dụng probiotics với hội chứng sương mù não bộ, đầy hơi và khó chịu ở đường tiêu hóa. Điều này được giải thích như sau: Lactobacillusbifidobacterium là hai vi khuẩn phổ biến nhất trong các chế phẩm probiotics. Cả hai loại vi khuẩn này đều sản sinh ra D – lactic acid. Nhiễm toan acid lactic đã được mô tả vào năm 1979 trên bệnh nhân có hội chứng ruột ngắn. Ở những bệnh nhân này, do carbonhydrat không được chuyển hóa hoàn toàn tại ruột non mà được đưa xuống đại tràng, các vi khuẩn ở đại tràng lên men carbohydrate này và tạo ra acid lactic quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tăng acid lactic trong máu.

Như vậy, các bệnh nhân trong nghiên cứu đang sử dụng hàng ngày, thường xuyên, thời gian dài các chế phẩm cung cấp probiotics đã làm tăng sự hiện diện của hệ vi khuẩn trong ruột non, từ đó kích thích sự sản sinh acid lactic và dẫn đến tăng acid lactic trong máu, đưa đến BF và các triệu chứng khác như đầy hơi, đau bụng… đều là hậu quả của quá trình này.

Tuy nhiên, tác giả cũng thừa nhận hạn chế của nghiên cứu là chưa xác định chính xác lượng dùng probiotics lên hiện tượng tăng quá mức hệ vi khuẩn ruột non vì không lấy dịch ruột để cấy vi khuẩn và định lượng chúng, do đó tác giả chỉ có thể khuyến cáo những đối tượng sau không nên dùng quá nhiều và quá thường xuyên các sản phẩm chứa probiotics.

Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả khuyến cáo các bác sĩ lâm sàng nên nhận biết, chẩn đoán và điều trị hội chứng độc đáo này. Tác giả cũng đề nghị probiotics nên được xem là sản phẩm kê toa chứ không phải là thực phẩm chức năng như trước đây. Điều này cũng phù hợp với khuyến cáo gần đây của Tổ chức y tế thế giới về việc chứng minh tính hiệu quả của probiotics bằng những nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên.

Dù sao thì probiotics, bản chất là vi khuẩn ngoại lai được đưa vào cơ thể, với một liều lượng nhất định nào đó sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải cân nhắc không nên sử dụng quá thường xuyên các sản phẩm này.

Theo Nature.com
BS. Lê Lan

Nguồn bài báo:

Rao SSC, Rehman A, Yu S, Andino NMd: Brain fogginess, gas and bloating: a link between SIBO, probiotics and metabolic acidosis. Clinical and Translational Gastroenterology 2018, 9(6):162.

Exit mobile version