Khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi… là những dấu hiệu cảnh báo lượng đường huyết đang tăng cao trong cơ thể

Nếu tình trạng đường huyết liên tục ở mức cao, vượt 250 mg/dL, cơ thể có thể đối mặt với loạt các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh về mắt, thận, thần kinh, tim mạch…

Một số dấu hiệu cơ thể bị dư đường (Nguồn clip: Zing)

Khát nước, đi tiểu nhiều

Rụng tóc, thường xuyên khát nước: Dấu hiệu cảnh báo cơ thể "quá tải" đường
Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột sẽ kích thận đào thải glucose qua nước tiểu. Đi tiểu nhiều khiến bạn nhanh khát, khô miệng và thèm uống nước.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Rụng tóc, thường xuyên khát nước: Dấu hiệu cảnh báo cơ thể "quá tải" đường
Lượng đường huyết thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt, thiếu tỉnh táo.

Giảm thị lực

Rụng tóc, thường xuyên khát nước: Dấu hiệu cảnh báo cơ thể "quá tải" đường
Đường trong máu dư thừa làm tăng đường kính của nhãn cầu khiến võng mạc bị sưng, từ đó tầm nhìn của mắt bị mờ, không rõ ràng.

Tê bì, chân có dấu hiệu viêm nhiễm

Rụng tóc, thường xuyên khát nước: Dấu hiệu cảnh báo cơ thể "quá tải" đường
Glucose làm giảm lưu lượng máu đến dây thần kinh khiến người bệnh luôn có cảm giác tê bì. Lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến độ nhạy cảm, miễn dịch với môi trường bên ngoài, bàn chân dễ bị nhiễm trùng, nấm…

Rụng tóc

Rụng tóc, thường xuyên khát nước: Dấu hiệu cảnh báo cơ thể "quá tải" đường
Tiến sĩ Kenneth Offit (bệnh viện Denver Health, Mỹ) cho biết, cơ thể gặp khó khăn trong việc chuyển insulin từ đường vào các tế bào máu – nguyên nhân khiến hệ thống tuần hoàn bị đảo lộn, gây rối loạn nội tiết tố, dẫn đến rụng tóc.

Chảy máu chân răng

Rụng tóc, thường xuyên khát nước: Dấu hiệu cảnh báo cơ thể "quá tải" đường
Do lượng đường trong máu cao, làm giảm đặc tính chống vi khuẩn tự nhiên của cơ thể. Từ đó, vi khuẩn sẽ phát triển, tấn công khiến lợi bị sưng, ửng đỏ và chảy máu khi chải răng mạnh.

Da khô, ngứa, nổi mụn

Rụng tóc, thường xuyên khát nước: Dấu hiệu cảnh báo cơ thể "quá tải" đường
Lượng insulin sản sinh ra nhiều hơn khi đường huyết tăng, từ đó dẫn đến thay đổi hoóc-môn trong cơ thể khiến da khô, ngứa rát, nổi mụn…

Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, mọi người nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và có phác đồ điều trị.

Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Mọi người nên phòng tránh bệnh tiểu đường bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, thường xuyên vận động, giữ cân nặng ở mức ổn định, thăm khám sức khỏe định kỳ…

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính phổ biến, xảy ra khi cơ thể mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hoóc-môn insulin.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết an toàn:

– Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l).

– Sau bữa ăn 1-2 giờ: Dưới 180mg/dl (10mmol/l)

– Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

H.H