Theo một báo cáo nghiên cứu có uy tín của Anh chỉ ra, tình trạng lạm dụng kháng sinh trên thế giới đang gây ra những vấn đề ngày càng nghiêm trọng, vì vi khuẩn dần dần có khả năng kháng thuốc và phát triển thành siêu vi khuẩn. Theo báo cáo, bắt đầu từ năm 2050, mỗi năm có thể có thêm khoảng 10 triệu người thiệt mạng vì vấn đề này, nghĩa là cứ 3 giây có thêm một người thiệt mạng.
Chương trình “Đánh giá tính hạn chế của kháng sinh” (Review on Antimicrobial Resistance) do chính phủ Anh và tổ chức từ thiện Wellcome Trust thực hiện đã được triển khai từ năm 2014 (ông O’Neal, Thứ trưởng phụ trách Thương mại Bộ Tài chính Anh phụ trách) đã phát hiện siêu vi khuẩn có khả năng chống lại kháng sinh Colistin mạnh nhất, đây là mối nguy hiểm cho con người.
Theo báo cáo, toàn thế giới đã có hơn triệu người chết vì nhiễm siêu vi khuẩn có khả năng chống lại thuốc điều trị.
Nguy hại của siêu vi khuẩn “không thua chủ nghĩa khủng bố”
Theo BBC đưa tin, báo cáo nghiên cứu dự đoán, đến năm 2050, mỗi năm thế giới sẽ có khoảng 10 triệu người chết vì nhiễm siêu vi khuẩn. Trong đó, những mối đe dọa lớn nhất là khuẩn que đường ruột, sốt rét và vi-rút bệnh lao phổi.
Theo báo cáo, trong thế kỷ 21, nhiễm trùng kháng thuốc sẽ gây ra thiệt hại kinh tế toàn cầu khoảng 100 nghìn tỷ Đô la Mỹ.
Ông O’Neal cho biết: “Đây là mối đe dọa về an toàn và kinh tế, những lãnh đạo các quốc gia nên sớm quan tâm.”
Theo BBC, loài người luôn thất bại trong chiến dịch chống lại siêu vi khuẩn, nó nguy hiểm “không thua gì chủ nghĩa khủng bố”.
Y học thế giới sẽ “trở về thời đen tối”?
Biên tập viên về Sức khỏe của BBC cho biết, vấn đề khuẩn bệnh kháng thuốc do tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra đang ngày càng nghiêm trọng, đến một ngày nào đó “một vết thương nhỏ ở đầu ngón tay có thể là mối đe dọa cho tính mạng; cắt ruột thừa đơn giản cũng trở nên nguy hiểm; việc sinh đẻ là mối nguy hiểm chí mạng cho thai phụ, người bệnh và người bị thương chỉ còn biết trông cậy và số phận.”
Nếu hiện tượng trên xảy ra, y học thế giới sẽ “trở về thời đen tối”.
Báo cáo kiến nghị
Để ứng phó với nguy cơ khủng khiếp này, báo cáo kiến nghị nên có hành động tuyên truyền thông tin này mạnh mẽ trên toàn thế giới, nâng cao nhận thức của mọi người đối với nguy cơ nhiễm trùng kháng thuốc; tích cực theo dõi khuẩn kháng thuốc; cải thiện việc cung cấp nước hợp vệ sinh, nâng cao tình hình vệ sinh chung và đặc biệt đẩy mạnh vệ sinh trong môi trường bệnh viện; hạn chế tối đa dùng thuốc trong các trang trại chăn nuôi, các bác sĩ hạn chế dùng các loại thuốc không cần thiết.
Để ngăn ngừa siêu vi khuẩn phát triển mạnh, mọi người chú ý rửa tay sạch sẽ và dùng đúng thuốc, không lạm dụng kháng sinh, cũng không tự ý ngưng dùng kháng sinh.
Ngoài ra, báo cáo cũng kiến nghị thành lập quỹ toàn cầu khuyến khích nghiên cứu phát triển kháng sinh mới, dự tính cần 40 tỷ Đô la Mỹ trong 10 năm.
Tổ chức Y tế Thế giới, tổ chức Wellcome Trust và Hội Hoàng gia Anh đều biểu dương khen ngợi bản báo cáo này, cựu Thủ tướng Ý Tremonti cũng cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới cần khẩn trương quan tâm vấn đề này.
Tuy nhiên bác sĩ Brigden, cố vấn của Tổ chức Y tế Không biên giới cho rằng, cho dù báo cáo đã làm được công việc quan trọng, nhưng kiến nghị đưa ra còn nhiều hạn chế.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Osla biên dịch
Xem thêm: