Con người ai cũng có tham vọng được sống nhưng khi đối mặt với nỗi đau bệnh tật nhiều người lại buông xuôi và cầu mong được chết. Gần đây 1 số bang ở Mỹ đã chấp thuận đạo luật cho bệnh nhân được quyền chấm dứt cuộc sống, điều này gây ra nhiều tranh cãi về đạo đức trong quần chúng.
Đạo luật lựa chọn chấm dứt sự sống hay hình thức hợp pháp hoá tử tự
California là bang thứ 5 trong 50 bang của Mỹ cho phép bệnh nhân được chọn cái chết nhân đạo. Đạo luật “Lựa chọn chấm dứt sự sống” có hiệu lực từ ngày 9.6.2016, cho phép cư dân California tuổi từ 18 trở lên được yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc để kết thúc cuộc sống nếu như họ đang phải chịu đau đớn ở giai đoạn cuối của bệnh – tức là họ chỉ sống được thêm không đến 6 tháng – và muốn tự quyết định ngày rời thế gian của mình.
Bệnh nhân phải đưa yêu cầu bằng miệng với bác sĩ của họ 2 lần, cách nhau ít nhất là 15 ngày, cùng 1 lần bằng đơn viết tay. Cuối cùng, bệnh nhân cần phải xác nhận lại yêu cầu của mình 48h trước khi uống thuốc được kê. Và bệnh nhân phải có thể tự uống thuốc mà không cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ, hay người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
Theo báo cáo của Sở Y tế Cộng đồng bang California ngày 27.6, từ ngày 9.6 đến 31.12.2016, có 258 người vận dụng đạo luật mới này. 191 người được kê đơn thuốc gây tử vong, trong đó có 111 bệnh nhân “được bác sĩ của họ báo cáo là đã chết như ý nguyện sau khi uống thuốc giúp ra đi nhẹ nhàng được kê theo đạo luật mới”. 21 người tử vong do bệnh tình quá nặng. Riêng kết quả của 59 bệnh nhân còn lại “hiện chưa xác định được, do chưa có kết quả nào được đưa ra trong thời gian thực hiện báo cáo này”.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Cộng đồng bang California, đa phần trong số 111 người – 60 nữ và 51 nam – vận dụng đạo luật nhân đạo này là những bệnh nhân ung thư. Độ tuổi trung bình ở thời điểm tử vong là 73.
Đạo luật “Lựa chọn chấm dứt sự sống” vốn gây nhiều tranh cãi trong chính giới và dư luận Mỹ. Những người phản đối đạo luật cho rằng đây là hình thức hợp pháp hóa hành động tự tử.
Những tiêu cực mà đạo luật “nhân đạo” này có thể mang đến
Phương pháp này được đưa ra với ‘mục đích nhân đạo’ cho những bệnh nhân ‘trốn tránh’ nỗi đau bệnh tật giày xéo để có cái chết “nhẹ tựa hồng mao”. Tuy nhiên nếu trong suy nghĩ của có sự hậu thuẫn đó thì nhiều bệnh nhân sẽ mất đi nghị lực để chống chọi với bệnh tật, đó là thất bại đầu tiên trong việc chữa trị bệnh.
Và thực tế cũng cho thấy nhiều người dù y học đã bó tay nhưng bằng ý chí và nghị lực họ đã vượt qua căn bệnh nan y để có cuộc sống tốt đẹp. Các nhà y học cũng thừa nhận yếu tố tâm lý quyết định 70% tình trạng bệnh. Những phương pháp tâm lý hay sử dụng giả dược (thuốc không hoạt chất) cũng có thể cứu sống nhiều người.
Còn theo góc độ tâm linh thì con người có Sinh- Lão- Bệnh-Tử là để họ hoàn trả nợ nghiệp của mình, đời sau sống tốt. Nên việc “tự nguyện chết” này cũng gần với tự sát, liên luỵ đến nhiều người khác. Nó khác hoàn toàn với sự hy sinh tính mạng bản thân để cứu sống nhiều người khác, đó là cái chết vị tha.
Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham xem tự sát như là một hành vi phạm tội đối với Thiên Chúa do niềm tin tôn giáo về sự thiêng liêng của cuộc sống. Ở phương Tây nó thường bị coi như là một tội ác nghiêm trọng.
Hoàng Kỳ tổng hợp
Xem thêm:
- Tổng thống Trump coi cái chết của sinh viên Otto là nỗi hổ thẹn
- Bị bệnh viện trả về chờ chết, cô bé 10 tuổi đột nhiên tỉnh lại: ‘Con còn rất nhiều việc phải làm’
- Phim về nạn mổ cướp nội tạng của Trung Quốc được chiếu miễn phí tại California
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.