Đại Kỷ Nguyên

Tác hại của điện thoại khi sử dụng ‘cả ngày không rời tay’

Ai cũng biết sử dụng điện thoại nhiều có hại, nhưng tác hại của điện thoại có thể lớn đến mức nào, hãy xem câu chuyện sau đây…

Trong một lần rửa mặt, cô Khương, 25 tuổi, có cảm giác nổi cục ở vị trí gần vành tai phải, hơn nữa còn rất cứng. Sau hai tháng, cô Khương thấy cục này phát triển ngày một lớn hơn nên bèn đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán rằng đó chính là khối u của tuyến nước bọt.

Cô Khương cho biết: “Hàng ngày, cứ sau 9 giờ tối là tôi lại gọi điện cho bạn bè để trò chuyện khoảng vài tiếng, mãi cho đến khi điện thoại nóng lên thì hai bên mới dừng lại. Ngoài ra, ban ngày tôi cũng phải dùng điện thoại để liên lạc về công việc. Trong 4-5 năm qua, tôi đã làm hỏng khoảng 7 chiếc điện thoại rồi.

Tác hại của điện thoại khi sử dụng “cả ngày không rời tay” (Ảnh minh họa: Internet)

Điều cô Khương lo lắng là, không rõ đây là khối u lành hay ác; và cho dù là lành tính, thì sau phẫu thuật nó cũng sẽ ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của khuôn mặt. Ngoài ra, chức năng của hệ thần kinh trên mặt liệu có được khôi phục hoàn toàn hay không…

Tác hại của điện thoại khi sử dụng “cả ngày không rời tay.” (Ảnh minh họa: Internet)

Nếu như bạn cho rằng, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thời gian lâu mà mắc bệnh u tuyến nước bọt là thấp và cho rằng mình sẽ không nằm trong tỷ lệ đó thì xin hãy nghĩ lại. Cho dù là tỷ lệ này thấp hay cao, cũng xin mọi người cảnh giác một chút.

Một số tác hại của điện thoại khi sử dụng không an toàn

1. Đặt điện thoại trên ở trên hoặc bên cạnh đầu gối có thể gây rối loạn hệ thần kinh trung ương

Sóng điện thoại bức xạ với đầu gối người lớn hơn những chỗ khác. Nó sẽ ngăn chặn chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và gây ra một số bệnh như đau đầu, choáng váng, mất ngủ, ngủ mơ màng và rụng tóc…

2. Để điện thoại ở túi bên hông quần sẽ làm chết tinh trùng và trứng, ảnh hưởng khả năng sinh sản, thậm chí làm tổn thương ADN

(Ảnh: Internet)

3. Để điện thoại trước ngực sẽ làm rối loạn chức năng của tim và rối loạn nội tiết

Bức xạ điện từ sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa tế bào khiến các chất kali, natri, và canxi có trong cơ thể bị hỗn loạn và làm rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ. Ngoài ra, khoảng cách giữa điện thoại và cơ thể quyết định mức độ hấp thu sóng bức xạ. Chính vì thế, nếu đeo điện thoại trước ngực, sóng bức xạ có thể ảnh hưởng đến tim của bạn.

4. Thường xuyên đọc báo bằng điện thoại di động sẽ làm hỏng mắt

Tác hại của điện thoại khi sử dụng “cả ngày không rời tay” (Ảnh: Internet)

Các nhà nghiên cứu tại Đức đã phát hiện ra rằng, những người thường xuyên sử dụng điện thoại để đọc và xem tin tức sẽ có nguy cơ bị ung thư mắt cao hơn những người khác đến hơn 3 lần. Theo nghiên cứu của trường đại học Duisburg, Essen, Đức, ung thư và bức xạ có mối quan hệ mật thiết với nhau.

(Ảnh: Internet)

Các chuyên gia nhắc nhở, chúng ta nên hạn chế sử dụng điện thoại; trường hợp cần dùng đến điện thoại có thể thông qua những cách sử dụng hợp lý để hạn chế những loại bệnh do sóng điện từ gây ra.

Tác hại của điện thoại khi sử dụng “cả ngày không rời tay” (Ảnh: Internet)

Một số cách sử dụng điện thoại hợp lý giúp hạn chế ảnh hưởng của sóng điện từ

1. Không nên nghe điện thoại khi đầu dây bên kia còn đang đổ chuông, bởi vì thời điểm này điện thoại phát sóng mạnh mẽ nhất để kết nối với đầu bên kia.

2. Trao đổi ngắn gọn qua điện thoại, mỗi ngày giao tiếp tổng cộng qua điện thoại không quá 1-2 tiếng.

3. Hạn chế đến mức thấp nhất thực hiện cuộc gọi đi, bởi theo đánh giá, mức phóng xạ của đầu bên gọi đi và bên nhận điện là khác nhau. Phóng xạ điện thoại của bên gọi đi lớn hơn nhiều so với bên nhận điện.

4. Khi nghe điện thoại nên luân phiên thay đổi tai trái và tai phải.

5. Không nên trò chuyện qua điện thoại ở khu vực có sóng yếu, bởi vì lúc này điện thoại sẽ tăng sức phóng xạ để tăng khả năng kết nối.

6. Nên sử dụng tai nghe khi nói chuyện qua điện thoại, phóng xạ sẽ được giảm đi nhiều lần khi sử dụng tai nghe có độ dài khoảng 30 cm.

7. Hết sức tránh nói chuyện điện thoại khi điện thoại có lượng pin yếu.

8. Không nên vừa sạc pin cho điện thoại vừa nói chuyện.

9. Tránh đặt điện thoại ở gần người khi đang ngủ.

Theo Letu.life
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version