Dép xỏ ngón đi mùa hè thật tiện lợi, thoáng mát và bắt mắt nên được giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên thường xuyên đi dép xỏ ngón sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều bộ phận của đôi chân, và có thể ảnh hưởng đến cả tư thế, hông, đầu, cổ.
Nghiên cứu của Anh cho thấy gần 80% số người trên 21 tuổi trở lên đều gặp ít nhất một vấn đề về chân trong cuộc sống. Theo các chuyên gia thì dép xỏ ngón là một trong những căn nguyên.
Mắt cá chân
Dép xỏ ngón không có dây đai hỗ trợ xung quanh mắt cá chân như dép quai, do đó bạn rất dễ bị bong gân hoặc sái chân khi đi dép này.
Để giữ đôi tông không bị rơi, mọi người thường bước những bước ngắn và mắt cá chân lệch vào trong, từ đó gây tổn thương ở cả mắt cá chân và hông.
Gót chân
Áp lực đè nặng lên mô mềm khi đi dép xỏ ngón có thể gây đau gót chân, thường được mô tả là đau như kim châm. Ngoài ra dép xỏ ngón thường có đế mỏng và mềm, không thích hợp để đệm cho gót chân.
Gan chân
Gan chân người không phẳng mà có cấu trúc vòm. Tuy nhiên đế dép xỏ ngón thường phẳng, không hỗ trợ cấu trúc sinh lý của gan bàn chân, do đó gan bàn chân không được “nâng niu” một cách tự nhiên.
Ngón chân
Những chiếc quai của dép xỏ ngón không có tác dụng giữ bàn chân vào dép như chúng ta vẫn tưởng. Hệ quả là khi bước đi các ngón chân phải quặp chặt vào dép, lâu dần gây đau ngón chân, viêm gân.
Kiểu chuyển động sai tư thế này về lâu dài cũng sẽ gây các vấn đề về hông, cổ và đầu.
Đi dép xỏ ngón nhiều có thể dẫn đến “ngón chân búa”-ngón chân bị uốn cong do hoạt động sai tư thế. Ngoài ra kẽ ngón chân cái dễ bị viêm do thường xuyên bị cọ sát.
Tăng nguy cơ ung thư da, nhiễm khuẩn và nhiễm nấm
Dép xỏ ngón có độ che phủ thấp, đôi chân sẽ dễ bị các tác nhân gây bệnh, bụi và ánh nắng mặt trời tấn công và gây nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, ung thư da.
Vậy làm thế nào để chọn loại dép phù hợp với bàn chân nhất?
- Bạn nên chọn loại dép có đế cứng và phù hợp với độ cong tự nhiên của bàn chân.
- Đôi dép không nên quá dễ bẻ cong ở giữa
- Đế cứng và dày sẽ hỗ trợ gan chân tốt hơn
- Nên đi dép có quai để đôi chân được hỗ trợ tốt nhất
Trong trường hợp bạn quá yêu thích dép xỏ ngón, có thể sẽ có lựa chọn phù hợp với sở thích của bạn:
- Chọn loại dép có đế cứng và cao hơn, không nên chọn loại đế phẳng
- Có phần đệm ở kẽ giữa ngón cái và ngón thứ 2
- Quai dép ngắn, chất liệu bằng da tốt để ngăn ngừa phồng rộp
Một số lưu ý khi đi dép xỏ ngón:
- Hạn chế đi dép xỏ ngón khi đi bộ lâu trên bãi biển, xung quanh hồ bơi, trong phòng thay đồ, phòng khách sạn hoặc ra thùng vứt rác
- Không đi dép xỏ ngón khi chơi thể thao
- Không đi bộ lâu với dép xỏ ngón
- Nếu có bất cứ khó chịu nào nơi kẽ ngón chân, đừng quên kiểm tra cẩn thận thì có thể bạn đang bị phồng, rộp, nhiễm trùng da do dép xỏ ngón
- Nên thay dép xỏ ngón sau hi sử dụng 3-4 tháng vì khi đó đế dép đã bị mòn
Đại Hải
Xem thêm:
- Nếu bạn đang có những đôi dép nhựa này, hãy vứt chúng đi!
- Lời tâm sự của một ni cô: Thần tích hiển linh – tôi đã khỏi ung thư dạ dày kỳ diệu như thế nào?
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.