Đại Kỷ Nguyên

Tại sao 70% các loại bệnh đều liên quan tới cảm xúc? (Phần 1)

Bạn có chú ý và phát hiện sự biến đổi tinh tế trong cơ thể khi bản thân xuất hiện các trạng thái tâm lý như lo lắng, trầm cảm, tức giận, buồn chán… Ví dụ thường xuyên tức giận sẽ hôi miệng, căng thẳng lo lắng sẽ đau dạ dày, ung thư có liên quan đến sự oán giận lâu dài, thích phê bình người khác sẽ bị viêm khớp

Các nghiên cứu trong Tây y đều chỉ ra rằng có hơn 200 bệnh liên quan đến cảm xúc và hơn 70% mọi người sẽ phải chịu “sự tấn công” của cảm xúc lên lục phủ ngũ tạng. Thực tế, trong thân mỗi người đều có một tấm bản đồ cảm xúc khác nhau. Làm thế nào để kiểm soát và ngăn chúng gây hại cho cơ thể. Có mối quan hệ mật thiết nào giữa cảm xúc và bệnh tật?

Khoảng 5.000 năm trước, trong Hoàng Đế Nội Kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Hoa đã đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý. Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề tu dưỡng tinh thần là quan trọng hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh.

Theo quan điểm “Hình thần hợp nhất” của Đông y, hệ thống Tạng phủ trong nhân thể không chỉ đảm nhiệm các chức năng sinh lý, mà còn chi phối các hoạt động tình chí. Mỗi loại tình chí thông ứng với một Tạng nhất định: “Kinh” và “Hỷ” thông ứng với tạng Tâm; “nộ” ứng với tạng Can, “tư” ứng với tạng Tỳ; “bi” và “ưu” ứng với tạng Phế; “khủng” ứng với tạng Thận. Nói cách khác, tình chí là biểu hiện bên ngoài của hoạt động Tạng phủ; tựa như là chiếc “phong vũ biểu” (dụng cụ đo áp suất khí quyển, dự đoán về tình hình mưa gió), phản ánh tình trạng hoạt động của Tạng phủ bên trong cơ thể. Tạng phủ kiện toàn thì tinh thần sáng suốt, tâm trạng thoải mái. Và ngược lại, tình chí điều hòa, tâm trạng ổn định thì nội tạng cũng sẽ kiện toàn.

Một loại phong vũ biểu kiểu tàu hơi nước được sản xuất ở Pháp vào thế kỷ 19. (Ảnh: www.dpm.org.cn)

Cảm xúc là tín hiệu cảnh báo của cơ thể

‘Mệt quá’ là danh từ quen thuộc mọi người thường hay than phiền với nhau đôi khi không chỉ mệt thân còn cả mệt tâm. Theo các chuyên gia tâm lý, áp lực quá lớn sẽ gây rối loạn tâm tính, Một số người không nhận ra điều đó, nhưng thực sự đây là “tín hiệu báo động” mà cơ thể phát xuất ra.

Cảm xúc là tín hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể. (Ảnh: health.ifeng.com)

Khi tâm trạng thay đổi, thường đi kèm với một loạt các biến đổi về sinh lý. Ví dụ, sợ hãi có thể làm đồng tử to hơn, khát nước, đổ mồ hôi và sắc mặt trắng bệch. Khi họ bị stress hoặc quá căng thẳng, sẽ ngày càng chán ghét ngoại hình của mình, sẽ cảm thấy cách ăn mặc, trang điểm của bản thân đều không vừa mắt. Sau đó tóc và cánh mũi sẽ xuất hiện dầu, bực dọc, đổ mồ hôi, và thậm chí quá trình bài tiết ở phần dưới cơ thể sẽ bất thường hoặc có mùi. Theo các chuyên gia khoa tâm thần, dù đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực, nếu không thể tự thoát ra trong thời gian dài, đều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cảm xúc khác nhau tương ứng với các bệnh khác nhau

Các chuyên gia tâm lý đều nhìn nhận, những cảm xúc khác nhau tương ứng với các loại bệnh khác nhau. Ví dụ, sợ hãi và lo lắng có thể gây đau bụng; phê bình và áy náy gây viêm khớp, trầm cảm dẫn đến hen suyễn, những người thường xuyên tức giận dễ bị hôi miệng và dễ bị sưng viêm, sợ hãi có thể gây ra choáng váng và đau bụng kinh.

Đường tiêu hóa được coi là cơ quan có thể biểu lộ cảm xúc rõ ràng nhất, mọi biến động tâm lý có thể không dự đoán được. Các bệnh lý về đường tiêu hóa đứng đầu trong tất cả các bệnh có liên quan tới tâm lý, như loét dạ dày – tá tràng, khoảng 10% số người trên toàn thế giới từng mắc bệnh này. Theo kinh nghiệm của một số người, khi hồi hộp và căng thẳng, sẽ bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy; khi bị căng thẳng, họ không thể ăn gì cả.

Các loại cảm xúc khác nhau có thể sinh ra các loại bệnh khác nhau (Ảnh: sohu.com)

Người làm nghề lái xe, cảnh sát, nhà báo, bác sĩ cấp cứu… có tỷ lệ mắc loét dạ dày lớn nhất. Tiếp theo là các bệnh về da. Có một số người, khi căng thẳng sẽ bị ngứa da đầu, khi cáu kỉnh sẽ làm gàu nhiều hơn, không ngủ được, rụng tóc nhiều và nổi mề đay thất thường. Mẩn ngứa và bệnh trĩ có thể là hậu quả của những cảm xúc tiêu cực lâu dài. Thứ ba là hệ thống nội tiết. Buồng trứng, tuyến vú của nữ giới và tuyến tiền liệt của nam dễ bị tổn thương nhất khi tâm trạng không tốt.

Một số lượng lớn các nghiên cứu y học lâm sàng đã chỉ ra rằng, các bệnh nhẹ như cảm lạnh, lớn như bệnh tim mạch vành và ung thư, có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc. Những người có nhiều mâu thuẫn tâm lý, áp lực, thường cảm thấy bất an và không vui vẻ, khả năng miễn dịch thấp, thường dễ mắc cảm lạnh, khi lo lắng có thể bị đau họng. Những người hay lo lắng có thể bị đau đầu, huyết áp cao và dễ mắc bệnh tim mạch, khả năng mắc ung thư cao gấp 3 lần so với người bình thường.

7 cảm xúc tổn hại sức khỏe cần loại bỏ

1. Tức giận

Chúng ta thường nghe rằng “cả giận mất khôn” với hàm ý khi giận giữ mà làm việc gì, đều không sáng suốt, thậm chí để lại hậu quả nghiêm trọng, lỡ lời hoặc lỡ hành động sai. Mỗi khi tức giận, bản thân bạn đã tự gây ra một “trận động đất” cho cơ thể, trong đó có một tác động rất lớn trên cơ thể ngay lập tức, và thiệt hại vô cùng lớn và không thể phục hồi. Lý luận của Tây y nhận định mỗi cơn tức giận sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra 20 loại bệnh tật khác nhau như: Tăng sản vú, suy nhược thần kinh, mất ngủ, nhồi máu não, đột quỵ, viêm loét dạ dày, cường tuyến giáp, mọc u, tức ngực, khó thở, ung thư phổi…

Khống chế cơn thịnh nộ: Theo các chuyên gia tư vấn tại trung tâm tư vấn tâm lý, khi muốn nổi giận hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng trước mặt xuất hiện từ “tức giận”. Trong tiếng Trung, “Giận dữ” trong tiếng trung ‘怒’ âm Hán Việt là Nộ, gồm hai bộ với ý chỉ nô lệ của trái tim. Đây chính là cách tự nhắc nhở bản thân đừng bao giờ là nô lệ cho cảm xúc. Tốt nhất không nên tức giận quá 3 phút và không đưa ra quyết định mù quáng vào lúc này. Theo tiến sĩ y học Mỹ – Jonathan Dogof MD, bổ sung lượng chất béo và protein thích hợp có thể hỗ trợ làm tâm trạng trở nên tĩnh lại, một muỗng bơ đậu phộng mỗi ngày là một lựa chọn tốt. Đồng thời, những thực phẩm như kiều mạch, gạo lứt cũng có thể kích thích sự tiết ra các amin phức hợp hỗ trợ giúp bạn bình tĩnh trở lại.

Trong tiếng Trung, “Giận dữ” trong tiếng trung ‘怒’ nghĩa là nô lệ của trái tim. (Ảnh: read01.com)

2. Buồn phiền

Theo Prevention, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Molecular Psychiatry nhận định “khi buồn chán, não giải phóng các chất hóa học tương tự thuốc phiện để bù đắp, khiến hoạt động của hệ miễn dịch bị cản trở, đẩy cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và hội chứng chuyển hóa. Kể cả khi buồn bã không phải trầm cảm, nó vẫn ức chế cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định”, Tiến sĩ John E. Mayer (Mỹ), nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn Family Fit cho biết.

Nỗi buồn càng kéo dài, các hormone gây stress như cortisol càng tăng. Kết quả là đường huyết, huyết áp, chất lượng giấc ngủ bị xáo trộn. Bạn cũng dễ đau đầu, đau cơ khớp. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống sẽ thay đổi. Nghiên cứu năm 2013 của tờ Plos One phát hiện tâm trạng xấu khiến bạn muốn ăn thực phẩm có vị đắng, ngọt hoặc chua . Điều này dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất và thừa cân, về lâu dài thậm chí gây ra huyết áp cao cùng bệnh tim. Tệ hơn, nỗi buồn của bạn còn kéo theo người thân lây tâm trạng, nhất là vợ/chồng, nghiên cứu năm 2014 đăng trên tạp chí Motivation and Emotion khẳng định.

Cách loại bỏ phiền muộn: Hãy học cách mỉm cười ngay cả khi đang thấy buồn phiền nhất. Loại “hành động tâm lý giả tạo” này tốt cho việc giải phóng các loại cảm xúc xấu. Hoặc sử dụng “phương pháp nhớ lại hạnh phúc”, suy nghĩ về những việc làm bạn thấy vui vẻ hạnh phúc trước đó, chuyển hướng sự tập chung. Tham gia các lớp học khí công, ngồi thiền, yoga để cân bằng trạng thái tâm lý giúp tinh thần hòa ái, từ bi.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Tiến sĩ Jacob Tatebaum cho rằng, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu tryptophan như cá, thịt, đậu đen, hạt bí ngô có thể hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi buồn phiền.

(Còn tiếp)

Kiên Định
Nguồn tham khảo: kannewyork

Exit mobile version