Đại Kỷ Nguyên

Tại sao bác sĩ Đông y nói, đả thông hai mạch Nhâm Đốc khí huyết sẽ tự lưu thông?

Chúng ta thường nghe nhắc đến trong các tiểu thuyết võ hiệp, đả thông hai mạch Nhâm Đốc thì võ công có thể tăng lên vượt bậc. Vậy rốt cuộc hai mạch này nằm ở đâu và có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe chúng ta?

Đả thông hai mạch Nhâm, Đốc thì khí huyết tự lưu thông là câu nói thuộc lý luận về Kinh Lạc trong Đông y. Mạch Nhâm và mạch Đốc là hai dòng mạch thuộc Kỳ kinh bát mạch.

Theo bác sỹ Lâm Chiêu Canh giáo sư đại học y dược Trung Quốc, tiến sĩ ngành châm cứu học hàng đầu của Đài Loan, ‘đả thông hai mạch Nhâm, Đốc thì khí huyết tự lưu thông’ là câu nói thuộc lý luận về Kinh Lạc trong Đông y, đây là hai dòng mạch thuộc Kỳ kinh bát mạch.

Mạch Đốc cai quản phần dương, Mạch Nhâm cai quản phần âm của cơ thể. Đạo gia coi mặt trước thân là lâm, phía sau là dương, bởi vậy mạch Nhâm ở phía trước còn mạch Đốc ở phía sau thân thể.

Vậy tại sao cần đả thông hai mạch Nhâm Đốc? Bởi trong hai kinh mạch này một mạch kiểm soát tất các kinh âm (bao gồm thủ tam âm kinh – ba đường kinh âm trong cánh tay; Túc tam âm – ba đường kinh âm nằm mặt trong đùi), và một mạch kiểm soát tất cả các kinh dương (thủ tam dương kinh, túc tam dương kinh). khi 12 kinh mạch này có vấn đề, đầu tiên cần đả thông hai mạch này, khí huyết sẽ được lưu thông.

Mạch Đốc cai quản phần dương, Mạch Nhâm cai quản phần âm của cơ thể. Đạo gia coi mặt trước thân là lâm, phía sau là dương, bởi vậy mạch Nhâm ở phía trước còn mạch Đốc ở phía sau thân thể. (Ảnh: thaicuctrangia.com)

Mạch Nhâm: Kiểm soát 6 đường kinh âm

Mạch khởi đầu từ huyệt Hội Âm (nơi giao nhau của mạch Nhâm và mạch Đốc), đi ngược lên bụng qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa Tương. Mạch này có 24 huyệt vị, nằm từ huyệt Hội Âm ở phần dưới cơ thể thẳng dọc tới huyệt Thừa Tương ở giữa cằm. Có thể thông qua phương pháp massage, đấm bóp, xoa bóp để đả thông kinh mạch này.

Phương pháp thực hiện: Có thể dùng nắm tay đấm bóp cơ thể theo dọc đường mạch Nhâm từ dưới dần lên trên; hoặc dùng lực tay bóp đẩy lên xuống. Cần lưu ý rằng kinh mạch này đi qua vùng bụng và ngực, bởi khu vực này không có cơ bắp, đấm bóp nên dùng lực nhẹ hơn so với bụng.

Massage các kinh mạch có thể cải thiện bệnh tật trên đường nó đi qua. Ví dụ, mạch Nhâm đi qua vùng bụng, người có vấn đề táo bón có thể thông qua massage các huyệt trên mạch Nhâm để cải thiện bệnh tình. Trong các huyệt vị này, có ba huyệt rất quan trọng là: Thượng Quản, Trung Quản, Hạ Quản nằm ở phần trên, giữa và dưới của dạ dày. Người bị táo bón có thể massage dọc theo đường mạch từ huyệt Thượng Quản đến huyệt Quan Nguyên (chính là bụng trên và bụng dưới của cơ thể), từ đó dạ dày và ruột cũng sẽ hoạt động theo.

Mạch khởi đầu từ huyệt Hội Âm (nơi giao nhau của mạch Nhâm và mạch Đốc), đi ngược lên bụng qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa Tương. (Ảnh: epochtimes.com)

Khi mạch Nhâm đi qua vùng ngực, vấn đề tuần hoàn ở phổi cũng có thể theo đó được cải thiện. Ví dụ, bệnh nhân bị hen suyễn có thể châm cứu rồi ấn nhẹ vào huyệt Thiên Trung ở trên ngực, hoặc bệnh nhân có thể tự xoa bóp huyệt Thiên Trung để cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài ra, Thần Khuyết cũng là một huyệt vị rất quan trọng của cơ thể. Cứu vào huyệt vị này có thể bảo vệ sức khỏe, tăng cường chính khí và củng cố nguyên khí. Đây là huyệt vị chỉ có thể cứu chứ không thể châm, bởi vì nó ở vị trí của rốn, châm vào sẽ gây sa ruột (thoát vị).

Mạch Đốc: Kiểm soát 6 đường kinh dương

Mạch Đốc chạy từ huyệt Trường Cường phía trên hậu môn thẳng dọc lên huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu, rồi đến huyệt Thủy Câu (chính là Nhân Trung), và cuối cùng kết thúc ở huyệt Ngân Giao trong khoang miệng, tại vị trí này, mạch Đốc và mạch Nhâm giao nhau. Giới khí công có giảng về “Lưỡi đặt hàm trên”, nó chính là nơi tiếp giáp của mạch Nhâm và mạch Đốc.

Huyệt Trường Cường là điểm khởi đầu của mạch Đốc. Tại sao huyệt lại có tên là Trường Cường? “cường” mang ý nghĩa mạnh mẽ, sung mãn, do đó có thể thấy tầm quan trọng của mạch Đốc.

Theo giải phẫu của y học hiện đại, cơ thể người có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống lưng, và cuối cùng là xương cụt. Mạch Đốc vừa vặn chạy chính giữa các đốt sống này. Do đó, các huyệt của mạch Đốc nằm tại các khe hở giữa mỗi đốt sống.

Ảnh minh họa (Ảnh: drugsofcanada.com)

Trên mạch Đốc ở sau lưng có một huyệt châm cứu quan trọng là Đại Chùy. Khi ta cúi đầu xuống, chỗ nhô lên ở sau cổ, chính là đốt sống to nhất của đốt sống cổ – đốt sống thứ 7. Huyệt Đại Chùy nằm tại vị trí giữa đốt sống cổ thứ 6 và 7. Toàn bộ hệ tuần hoàn tim phổi nằm ở phía sau ngực, huyệt Thiên Trung có thể điều trị bệnh hen suyễn, huyệt Đại Chùy trị bệnh này còn hiệu quả hơn, huyệt vị bên cạnh huyệt Đại Chùy đều có thể dùng để chữa bệnh hen suyễn.

Bách Hội ở đỉnh đầu là một huyệt vị vô cùng quan trọng. Điểm giao nhau giữa đường thẳng nối 2 tai và đường thẳng từ trán đến sau gáy chính là huyệt Bách Hội. Tại huyệt này vẽ 1 chữ thập, sau đó xoa bóp theo chiều trên dưới trái phải tại điểm này, thì sẽ hết cơn đau đầu chóng mặt.

Trên mạch Đốc còn có một huyệt chăm sóc bảo vệ sức khỏe rất quan trọng là “huyệt Thân Trụ”, như ý nghĩa tên gọi của mình, huyệt này là trụ cột của toàn bộ cơ thể. Nếu châm cứu và massage vào huyệt vị này đều có tác dụng dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiên Định

Exit mobile version