Khi chúng ta ngủ ở khách sạn hay ở trong môi trường không quen thuộc nào đó, đêm đầu tiên thường cảm thấy rất khó ngủ, trở đi trở lại, rất tỉnh táo, chứ không thể ngủ ngon như bình thường. Vậy lý do là gì?
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện rằng, khi đó chỉ một nửa bộ não của chúng ta là có thể nghỉ ngơi hoàn toàn, nửa còn lại ở trong trạng thái cảnh giác tỉnh táo, điều này được gọi là “hiệu ứng đêm đầu tiên”.
Kênh NPR có trích dẫn lời giải thích của phó giáo sư về nhận thức, ngôn ngữ và tâm lý học Yuka Sasaki thuộc Đại học Brown như sau, trong tình trạng này “phần não bên trái dường như tỉnh táo hơn phần bên phải”. NPR còn đưa tin, trong nhiều thập niên trước đây nhân viên nghiên cứu khi làm nghiên cứu về giấc ngủ trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra “hiệu ứng đêm đầu tiên” này, cũng chính là tình trạng khó ngủ của chúng ta khi đêm đầu tiên ở môi trường xa lạ.
Tại sao đêm đầu tiên ở một nơi xa lạ chúng ta lại ngủ không ngon?
Nhóm nghiên cứu của Yuka Sasaki sau khi nghiên cứu hoạt động sóng chậm trong bộ não của 35 sinh viên trường Đại học Brown đã phát hiện, đêm đầu tiên ngủ ở môi trường xa lạ, hoạt động sóng chậm của một số bộ phận ở phần não bên phải nhiều hơn một số bộ phận tương ứng ở phần não bên trái. Điều này có nghĩa là mức độ ngủ của nửa não trái rõ ràng thấp hơn nửa não phải, mức độ ngủ ở hai bộ phận tương đồng của hai nửa não không giống nhau, như vậy là mức độ tỉnh táo ở hai nửa não trái và não phải là khác nhau. Sau đêm đầu tiên, sự khác biệt này đã biến mất.
Ông Niels Rattenborg, người đứng đầu của Viện khoa học Marx Planck của Đức bày tỏ, hiện tượng chỉ một nửa bộ não của con người nghỉ ngơi từ trước tới nay chưa bao giờ được chứng minh. Nhưng một số loài động vật, bao gồm cá voi, cá heo và một số loài chim, khi ngủ ở môi trường xa lạ, chỉ có một nửa bộ não nghỉ ngơi, nửa còn lại ở trong trạng thái cảnh giác tỉnh táo.
Một vài năm trước, ông đã lấy vịt làm thí nghiệm và đã phát hiện rằng, nếu như ở bên cạnh có những con vịt khác, thì cả đàn vịt đều ngủ say, hai mắt hoàn toàn nhắm lại. Trong đàn vịt đó, con vịt ở gần sát bên ngoài nhất, chỉ có một nửa bộ não nghỉ ngơi, một nửa khác vẫn đang hoạt động, một con mắt khác dường như vẫn đang cảnh giác quan sát sợ sẽ có kẻ săn mồi.
Nguy cơ từ những kẻ thù khi đang ngủ không còn là vấn đề của ngày hôm nay nữa, nhưng ông Rattenborg cho hay, “ hiệu ứng đêm đầu tiên” là sự hình thành từ thực tế của bộ não con người khi đêm đến hoặc khi gặp tình huống cực kỳ nghi hiểm, đấy là điều mà không phải chúng ta muốn là có thể khống chế được.
Do đó, khi tới một môi trường mới bạn thấy khó ngủ, đừng nên trách hay đổ tại là do gối hay do ga giường của bạn, mà chỉ đó là do bộ não của bạn đang ở trạng thái cảnh giác quá cao.
Đối với những người hay phải đi công tác, “hiệu ứng đêm đầu tiên” này rất quan trọng nhưng hiện nay vẫn chưa có cách nào để khắc phục hoàn toàn vấn đề này.
Một vài mẹo nhỏ để giúp bạn làm giảm nhẹ “ hiệu ứng đêm đầu tiên”
- Bạn có thể thử mang theo gối của mình, mùi quen thuộc có thể sẽ đánh lừa được bộ não bạn, làm nó tưởng rằng vẫn đang ở nhà mình.
- Thử tìm một phòng với bố cục gần giống phòng ngủ mọi khi.
- Đeo mặt nạ ngủ để che bớt ánh sáng.
- Các bác sỹ khuyên bạn trước giờ đi ngủ 90 phút, hãy tắt các thiết bị điện tử và thư giãn.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch
Xem thêm: