Rốn là huyệt vị duy nhất trên cơ thể có thể dùng tay chạm vào, và dùng mắt nhìn được, có tên gọi là Thần khuyết. Huyệt này liên kết với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan, da thịt gân cốt của cơ thể.
Có nên lấy chất bẩn từ rốn?
Nhiều người cảm thấy chất bẩn ở rốn rất chướng mắt, thường nghĩ cách để ngoáy hoặc lấy chất bẩn ra. Tuy nhiên, các chất bẩn này hoàn toàn không cần cố tình lấy ra. Bởi ngoáy rốn nhiều, hoặc vệ sinh không sạch, ngược lại sẽ dễ làm tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm. Nghiêm trọng hơn, có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu qua lỗ rốn. Càng không nên dùng móng tay móc chất bẩn ra. Bạn không làm vệ sinh, chất bẩn ở rốn cũng không gây hại cho sức khoẻ.
Vệ sinh rốn như thế nào mới an toàn?
Rốn vốn là chỗ “tàng trữ” những chất thải trong quá trình trao đổi chất. Những chất thải này giúp lỗ rốn duy trì nhiệt độ bình thường. Nếu quá sạch, nhiệt lượng sẽ phát tán nhanh, dễ gây tổn hại cho chức năng dạ dày và ruột. Có thể nói chất bẩn ở rốn không cần vệ sinh, làm sạch.
Tuy nhiên, nếu chất bẩn quá nhiều, bạn rất muốn vệ sinh lỗ rốn, lúc đó nên làm nhẹ nhàng. Với lỗ rốn tương đối nông, có thể trực tiếp dùng nước làm vệ sinh. Lỗ rốn sâu, chất bẩn dễ bị kẹt ở những nếp gấp da bên trong. Do đó, bạn có thể dùng bông ngoáy tai tẩm nước pha chút sữa tắm hoặc xà phòng để rửa vệ sinh, sau đó dùng khăn mềm lau khô. Vệ sinh xong, bạn cũng có thể chấm chút tinh dầu lạc để mang lại tác dụng phòng bệnh.
Lưu ý: Khi làm vệ sinh lỗ rốn không nên dùng lực mạnh, không dùng tay móc ngoáy, động tác phải nhẹ nhàng. Do lỗ rốn không chịu được lạnh, bạn nên dùng nước ấm, và lập tức lau khô sau khi vệ sinh. Không để bụng và lỗ rốn bị tiếp xúc với không khí lạnh trong thời gian dài.
Giữ ấm rốn dưỡng dương khí toàn thân
Huyệt thần khuyết gần các cơ quan như dạ dày, gan, ruột… Bằng việc giữ ấm cho huyệt này có thể phòng và trị các chứng tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày cấp mãn tính, chức năng tiêu hoá kém, viêm ruột kết… Giữ ấm phần bụng dưới cũng có thể dưỡng thận, phần bụng trên giúp dưỡng ngũ quan. Theo Đông y, đa phần các bệnh mãn tính đều do khí lạnh xâm nhập vào cơ thể không thể bài thải ra ngoài dẫn đến dương khí kém, ngũ tạng mất cân bằng, từ đó dễ mắc các loại bệnh.
Khi ngủ cần chú ý giữ ấm cho rốn để tránh bị cảm lạnh, hoặc tiêu chảy. Đặc biệt chị em đang trong giai đoạn ‘đèn đỏ’, mặc hở rốn sẽ dễ bị nhiễm lạnh, khiến mạch máu vùng xương chậu bị thu lại, khiến kinh nguyệt khó lưu thông, thời gian dài dẫn đến đau bụng kinh, kỳ kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt không đều…
Ngoài ra, mặc hở rốn cũng khiến vùng eo dễ bị nhận kích thích nóng lạnh, làm rối loạn chức năng dạ dày và ruột, dẫn đến các chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
Mát-xa nhẹ vùng rốn
Mát-xa vùng rốn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá và khả năng hấp thụ của cơ thể.
Cách làm: Mỗi tối trước khi ngủ, nằm ngửa, hai chân chống lên. Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho ấm. Đầu tiên úp tay phải ấn nhẹ vào rốn, tay trái đặt trên tay phải. Sau đó nhẹ nhàng ấn theo chiều kim đồng hồ 20 – 30 lần. Cuối cùng đổi tay trái xuống dưới, rồi lại nhẹ nhàng ấn ngược chiều kim đồng hồ 20 – 30 lần.
Thường xuyên mát xa rốn có công dụng kiện não, hỗ trợ tiêu hoá, an thần, lợi đại tiểu tiện, tăng cường quá trình trao đổi chất của gan và thận, giúp khí huyết lưu thông, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
Nhìn rốn đoán bệnh
1. Kiểu hướng lên trên: Mắt rốn kéo dài hướng lên trên, trông như hình tam giác. Người có kiểu rốn này cần chú ý các vấn đề về sức khoẻ dạ dày, và túi mật.
2. Kiểu hướng xuống dưới: Người có kiểu rốn này cần chú ý các chứng bệnh như táo bón, bệnh dạ dày và ruột mãn tính, bệnh phụ khoa.
3. Kiểu hình tròn: Nếu rốn của chị em có hình tròn, cho thấy cơ thể khoẻ mạnh, chức năng buồng trứng tốt.
4. Kiểu hình rắn biển: Đây cũng là biểu hiện của các bệnh liên quan đến gan, cần được chú ý.
5. Kiểu hình mặt trăng: Rốn nhìn có vẻ chắc chắn, phần bụng dưới có tính đàn hồi, là biểu hiện chức năng buồng trứng tốt ở chị em.
6. Rốn thiên về bên trái: Người có kiểu rốn này cần chú ý phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến chức năng dạ dày và ruột, táo bón, niêm mạc đại tràng.
7. Rốn thiên về bên phải: Người có kiểu rốn này cần chú ý các chứng bệnh viêm gan, loét đường ruột.
8. Rốn lồi ra ngoài: Khi bụng chứa đầy nước, hoặc nang buồng trứng phù, rốn thường có xu hướng lồi ra ngoài.
9. Rốn lõm vào trong: Người mắc chứng béo phì, hoặc viêm vùng bụng sẽ thấy rốn lõm vào trong.
10. Rốn nông, nhỏ: Đây là biểu hiện của cơ thể tương đối suy nhược, nội tiết tố không bình thường, toàn thân không có lực, trạng thái tinh thần không tốt.
(St)
Xem thêm:
- Vị trí nổi mụn trên mặt tương ứng với sức khỏe bên trong thế nào?
- Làm người tử tế sẽ không bị thiệt, ít nhất là cho sức khỏe của bạn
- 8 lợi ích cho sức khỏe của rượu vang đỏ mà bạn cần biết
- 8 loại thời trang ăn mặc nguy hại đến sức khỏe của bạn
- Cách đây một thế kỷ: Bác sĩ xác nhận hút thuốc có lợi cho sức khỏe!
- Tương lai của điều trị sức khỏe tâm thần có lẽ tập trung vào đường ruột nhiều hơn là não bộ
- 10 bí quyết dưỡng sinh đơn giản cho sức khỏe và sống thọ