Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý theo chu kỳ mỗi tháng của hầu như tất cả nữ giới, ngoài những vấn đề rắc rối về băng vệ sinh, điều làm nữ giới gặp nhiều vấn đề nhất là “đau bụng”!
Tại sao khi đến kỳ xuất hiện hiện tượng sinh lý bắt buộc này, có người đau đớn tới không dậy được, lại có người dường như không thấy có vấn đề gì? Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, thực ra có sự khác biệt này là bởi liên quan tới Protein phản ứng C siêu nhạy của cơ thể (Hs- CRP), loại protein phản ứng C này có liên quan rất lớn tới hội chứng tiền kinh nguyệt.
Sau khi tiến hành điều tra với 2939 nữ giới, nhóm phân tích đến từ Đại học California Mỹ đã phát hiện ra rằng, Hs- CRP là một loại là một chất phản ứng ở giai đoạn cấp, được sản xuất ở gan và bài tiết vào máu vài giờ sau khi xuất hiện viêm nhiễm, là mốc đánh dấu mức độ viêm nhiễm của cơ thể. Vì vậy nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu trong cơ thể chứa nhiều loại protein này, càng có thể là do trong người họ có triệu chứng viêm, càng làm cho tình trạng “đau bụng kinh” nghiêm trọng hơn, đương nhiên không bao gồm đau đầu.
Đối với phụ nữ, đây là một phát hiện lớn, bởi vì gần 80% phụ nữ đã trải qua hiện tượng đau bụng kinh, nhưng có rất ít nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của nó hoặc khả năng điều trị triệu chứng đó, giáo sư về sức khỏe sinh sản tại Đại học London đã nói, khi các cơn đau bụng kinh bắt đầu cũng “giống như các cơn đau tim bắt đầu xuất hiện vậy”, ông cũng bổ sung lý do tại sao lĩnh vực này lại bị xem nhẹ quá lâu như vậy đó là vì “nam giới không bị các triệu chứng này”.
Hiện nay, các nước phương tây đã phát hiện ra một loại thiết bị y tế, có thể thông qua đó để “chặn đứng” kỳ kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng ở nữ giới, nhưng họ lại không có cách nào giúp loại bỏ hội chứng tiền kinh nguyệt tổng hợp xuất hiện mỗi tháng.
Điều này về cơ bản có nghĩa là, hàng triệu phụ nữ hầu như trong suốt cuộc đời của mình mỗi tháng đều sẽ phải chịu đựng những cơn đau và khó chịu do hội chứng này mang lại. Có rất nhiều người đã lựa chọn cách “chặn đứng” sự xuất hiện kỳ kinh của mình hàng tháng, ví dụ như uống thuốc tránh thai.
Thông thường sau 3 tuần dùng thuốc và 1 tuần xuất hiện hiệu ứng giả dược, sẽ xuất hiện một kỳ kinh giả, nhưng nếu như nữ giới sử dụng loại thuốc này nhiều, hoàn toàn có thể dẫn tới khó có thể làm mẹ. Ví dụ nếu uống thuốc tránh thai này trong vòng 3 năm, 1 người phụ nữ sẽ uống hết 1100 viên thuốc tránh thai, đây là một vấn đề không hề nhỏ.
Cũng theo nhóm nghiên cứu này : “Kết quả trên cũng đã chứng minh một vấn đề, các nhân tố liên quan tới hội chứng tổng hợp tiền kinh nguyệt là rất phức tạp…triệu chứng viêm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hội chứng tổng hợp tiền kinh nguyệt, cần chúng ta nghiên cứu dài hơn về những vấn đề có liên quan tới hội chứng đó. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên nữ giới, việc cần thiết nên làm là có những phương pháp để phòng tránh các triệu chứng viêm có liên quan hiệu quả, hơn nữa các loại thuốc chống viêm cũng có một số tác dụng điều trị các triệu chứng.” Cũng theo nhóm này, nếu có thể tìm được càng nhiều các yếu tố sinh học liên quan tới hội chứng tổng hợp tiền kinh nguyệt, thì càng có cơ hội nghiên cứu tìm ra phương pháp điều trị tốt hơn, hoặc ít nhất khả năng phán đoán nguy cơ gặp phải rủi ro về bệnh sẽ càng cao hơn.
Dù Tây y mãi vẫn không thể tìm ra phương pháp trị đau bụng kinh ngoài thuốc giảm đau, nhưng bạn vẫn còn có Đông y, nền y học cổ xưa bị cho là cổ hủ, nhưng thực ra vô cùng uyên thâm và huyền bí có thể tìm ra và giải quyết vấn đề. Tất nhiên là bạn phải đến những cơ sở ngay thẳng chứ không phải lang băm nhưng trước hết thì bạn nên giữ ấm cho cơ thể dùng các phương pháp làm ấm, tránh xa những đồ lạnh.
Các phương pháp làm giảm đau bụng kinh:
- Chườm nước ấm
Đây là cách giảm đau bụng kinh được rất nhiều chị em áp dụng bởi khi chườm nước ấm sẽ giúp cho tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, từ đó máu kinh được đẩy ra bên ngoài dễ dàng hơn và chị em sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
- Đắp gừng
Chị em chỉ cần giã nát gừng hoặc xắt thành từng lát rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5 – 7 phút thì những cơn đau bụng sẽ không còn là nỗi ám ảnh mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt nữa.
- Xoa dầu hoặc dán cao
Nếu chị em không có thời gian để thực hiện hai phương pháp trên thì chỉ cần bôi dầu nóng hoặc dán cao vào bụng dưới là những cơn đau bụng kinh cũng sẽ giảm dần.
- Massage nhẹ
Massage nhẹ sẽ giúp cho cơ bụng của bạn không bị co thắt đột ngột, từ đó sẽ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Do vậy, chị em nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới trong những ngày hành kinh.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Đây là một việc làm cần thiết, đặc biệt là trong những ngày hành kinh bởi nếu chị em không chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục thì vi khuẩn hay các tác nhân có hại khác dễ dàng xâm nhập gây ra các bệnh viêm nhiễm. Bên cạnh đó, để giảm đau bụng kinh hiệu quả chị em cũng nên kiêng quan hệ tình dục trong những ngày này.
- Dùng nhiều sữa hoặc sữa chua
Các nghiên cứu khoa học hiện nay đều cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giảm khoảng 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500mg canxi mỗi ngày. Chính vì thế, chị em nên uống nhiều sữa, ăn nhiều sữa chua để giảm nguy cơ mắc chứng đau bụng kinh.
- Ăn trứng gà ngải cứu
Ngải cứu có công dụng rất tốt trong việc điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Với những bạn bị đau bụng kinh thì chị em chỉ cần ăn trứng gà với lá ngải thì những cơn đau bụng sẽ giảm dần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá ngải cứu khô 10g sắc lên với nước uống. Khi uống bạn có thể cho thêm một chút đường để uống, chia thành 2 lần uống/ngày.
- Tắm bằng muối khoáng
Những chị em bị đau bụng kinh nên tắm bằng nước ấm kết hợp với 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri để thư giãn và giảm những cơn đau bụng kinh hiệu quả.
- Tập thể dụng thường xuyên
Chị em nên đi bộ thường xuyên hoặc vận động thể chất vừa phải, đặc biệt là trong đêm trước khi ngày hành kinh bắt đầu.
- Khí công
Theo Đông y, đau bụng kinh là do khí khuyết không được lưu thông tốt, các phương pháp khí công, yoga kích thích tuần hoàn, điều hòa khí huyết, chỉnh lại những trạng thái chưa đúng đắn của cơ thể, từ đó đầy lùi bệnh tật và lão hóa.
Kiên Định, Tú Linh
Xem thêm:
- 5 bí quyết giúp bạn nữ tránh đau bụng kinh và tăng khả năng thụ thai
- “Khí” là gì và chăm sóc ra sao?
- Câu chuyện của người phụ nữ từ cọp cái trở thành vợ hiền, mẹ tốt
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.