Đại Kỷ Nguyên

Tâm bệnh và thân bệnh, cái nào cần chú ý hơn?

Y học hiện đại cho thấy trạng thái stress khiến cơ thể gia tăng sản xuất các hoóc-môn adrenaline, cortisol, noradrenaline, epinephrine và nhiều chất độc hại khác…đẩy cơ thể vào trạng thái bị đầu độc, làm tổn hại đến hoạt động của các cơ quan nội tạng, lâu ngày phát sinh thành bệnh.

Điều này hoàn toàn phù hợp với lý luận của y học truyền thống phương Đông từ cổ xưa. Mặc dù thời đó người ta không phân tích được đích danh các chất như nói trên, nhưng các thầy thuốc cho rằng nguyên nhân bị bệnh của một người có bảy phần bắt nguồn từ các yếu tố tinh thần, và ba phần là từ thể xác. Do vậy họ luôn chú trọng giữ cho tâm thái hòa ái khi nói đến dưỡng sinh.

Theo Trung y, người ta có bảy loại tâm trạng: hạnh phúc, giận dữ, lo lắng, cô đơn, buồn bã, sợ hãi và hốt hoảng. Trong điều kiện bình thường, chúng sẽ không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, cảm xúc thái quá, cho dù là tích cực hay tiêu cực, là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong cách thức mà khí đi trong cơ thể, làm cơ thể không thoải mái.

Do đó, Trung y tin rằng chìa khóa thực sự của sức khỏe chính là việc giữ cho tâm lý và sinh lý được cân bằng vào mọi lúc. Một tâm trạng thoải mái vừa đủ sẽ cân bằng khí và huyết. Cảm xúc thái quá sẽ tác động tới nội tạng, gây rối loạn khí và có thể dẫn đến bệnh tật.

Khi người ta quá hạnh phúc sẽ bị tổn khí, làm tổn thương đến tim, khí ở tim bị đình trệ và tâm của họ trở nên rối loạn, tim sẽ đập nhanh, xuất hiện chứng mất ngủ và mất cân bằng về tâm thần. Hạnh phúc quá khiến họ có thể cười không ngớt và hành động không mục đích.

Khi người ta hoảng hốt, khí ở tim trở nên rối loạn, gây ra hoang mang, hồi hộp, mất ngủ, lo lắng và thậm chí là rối loạn tâm thần. Đó gọi là: “Lo lắng làm khí hỗn loạn.”

Khi người ta giận dữ, họ sẽ trở nên mất kiên nhẫn, đau đầu, đỏ mặt hay thậm chí ngất xỉu. Điều này có thể tác động đến tỳ vị, làm gia tăng những triệu chứng như nôn mửa và mất ngon miệng. Đây gọi là: “Tức giận làm gia tăng khí” và “giận dữ làm hại gan.”

Khi quá buồn bã, người ta sẽ có giọng yếu ớt và không thể nói với khí lực sung mãn, trở nên chán nản, tức ngực, khó thở, đó gọi là “buồn bã gây ra mất khí”, “lo lắng làm xấu khí” và “buồn chán làm hại phổi.”

Khi quá sợ hãi, người ta sẽ trở nên xanh xao, hoa mắt chóng mặt hay thậm chí suy sụp. Vài người sẽ không thể kiềm chế được đường tiểu tiện. Đó gọi là “sợ hãi làm xuống khí” và “lo sợ làm hại thận.”

Cho dù cách tiếp cận của y học hiện đại và truyền thống khác nhau khi nói đến tác động của tinh thần, nhưng có một điều chắc chắn là stress không tốt cho sức khỏe. Ở một mức độ nhất định, áp lực có thể giúp ích, nhưng khi căng thẳng thân và tâm quá mức sẽ mang lại tác dụng bất lợi cho cơ thể.

Trong cuộc sống ngày nay, mọi người thường xuyên phải đối mặt với các loại stress. Do vậy, các biện pháp chăm sóc sức khỏe càng phải chú ý việc điều hòa cảm xúc. Có một sự luyện tập hợp lý, ngủ đủ giấc và ăn uống thích hợp là các yếu tố quan trọng trong dưỡng sinh, nhưng để thực sự khỏe mạnh thì tu dưỡng tâm tính để đạt được nội tâm an hòa là điều bắt buộc.

Một học viên Pháp Luân Công đang ngồi thiền

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Thanh Lê biên tập

Xem thêm:

Exit mobile version