Sở y tế Kon Tum mới công bố thêm một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết DenGue tại tỉnh này.

Trên báo Tổ Quốc, ngày 25/11, Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, vừa có thêm một bé gái 4 tuổi tử vong do sốt xuất huyết DenGue. Danh tính bé gái là Văn Thị Khánh Ng. (4 tuổi, trú tại đường Huỳnh Thúc Kháng, TP. Kon Tum). 

Theo thông tin ban đầu, vào ngày 17/11, bé Khánh Ng. nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum với các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, chóng mặt và được chẩn đoán do sốt xuất huyết Dengue. Đến khoảng 16h30 ngày 24/11, cháu Khánh Ng. tử vong tại bệnh viện.

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Kon Tum (ảnh: Tiền Phong).

Theo báo Tiền Phong, trước đó, ngày 27/9, cháu Nguyễn Nhật H. (12 tuổi, trú tại đường Bà Triệu, TP. Kon Tum) cũng đã tử vong do sốt xuất huyết Dengue.

Khi H. mắc bệnh, người thân đã đưa đi khám, chữa nhiều nơi, trong đó khám tại phòng khám tư nhân, Bệnh viện Quân Y 24, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai, nhưng bệnh không giảm. Các bác sĩ chẩn đoán cháu H. tử vong do sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 7 có sốc/tổn thương gan.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Kon Tum đã có 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết Dengue.

Chưa có sự biến đổi về các chủng vi rút lưu hành gây bệnh SXH tại Việt Nam

Theo báo Sức Khỏe&Đời Sống, năm 2019, tình hình SXH diễn biến phức tạp và gia tăng tại rất nhiều quốc gia, trong đó tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều ghi nhận số mắc, tử vong gia tăng. Trong 9 tháng đầu năm 2019: Philippines ghi nhận 322.693 trường hợp mắc, 1.272 trường hợp tử vong, số mắc tăng 2,2 lần, tử vong tăng 498 trường hợp so với cùng kỳ 2018.

Malaysia ghi nhận 102.734 trường hợp mắc, 149 trường hợp tử vong, số mắc tăng 1,8 lần, tử vong tăng 51 trường hợp so với cùng kỳ 2018.

Ngoài ra Lào (30.000/59), Singapore, Campuchia, Trung Quốc… ghi nhận số mắc hàng tuần liên tục tăng cao so với cùng kỳ 2017, 2018 và dự báo thời gian tới tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp với số mắc hàng tuần ghi nhận vẫn ở mức cao.

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng lớn từ SXH năm 2019. Bệnh lưu hành ở cả 63 tỉnh thành phố trên cả nước. Do đang trong cao điểm mùa dịch nên số mắc hàng tuần hiện nay vẫn ở mức cao. Tuy vậy tình hình dịch bệnh trong khoảng 8 tuần gần đây có xu hướng chững lại nhưng chưa giảm rõ rệt do đặc điểm dịch tễ hàng năm mùa dịch cao điểm từ tháng 9 đến tháng 11.

Hiện chưa có sự biến đổi về các chủng vi rút lưu hành gây bệnh SXH tại Việt Nam so với các năm trước, trong 4 tuýp vi rút lưu hành ở Việt Nam, týp D1, D2 là phổ biến hơn (trên 80%). Tỷ lệ tử vong thấp hơn các năm trước, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Video xem thêm: 9 thói quen khi tắm gây hại sức khỏe, mọi người nên tránh

videoinfo__video3.dkn.tv||5e4564131__