Dùng rau củ thuận theo mùa cho vào canh, sẽ làm tăng thêm nguồn bổ dưỡng trong đạo dưỡng sinh bằng các loại thực phẩm.
Theo Trung y, việc ăn uống của chúng ta nên hòa hợp với tự nhiên, khi ăn thực phẩm theo mùa có thể giúp tăng cường sức khỏe tốt nhất. Trong mùa đông giá lạnh, được uống một miếng canh nóng hổi bổ dưỡng và phối chế từ các loại rau củ đang vào mùa, thì đây chính là phương pháp dưỡng sinh mang lại sức khỏe cho cơ thể tốt nhất.
Củ cải: thích hợp với người dạ dày yếu, dễ bốc hỏa.
Câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hạ ăn gừng”, là để chỉ ăn các món canh bổ theo mùa của các loại rau củ. Từ xưa tới nay y học Trung Hoa luôn “dùng củ cải vào làm thuốc”. Theo đó, củ cải có tác dụng kiện tì, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt, hạ hỏa khí, ích khí tăng sinh nước bọt. Thích hợp nhất đối với những người kém ăn, tiêu hóa kém, khó đi ngoài. Ngoài ra, canh củ cải có hương vị rất thanh đạm, ngon miệng. Hầu hết những người tì vị hư, dễ bốc hỏa khí, có thể dùng củ cải nấu với xương sườn, thịt gà làm canh bồi bổ vào mùa thu và mùa đông.
Những người tì vị hư yếu không nên ăn quá nhiều củ cải. Ngoài ra, có một điều cần chú ý với mọi người đó là, củ cải có đặc điểm là giúp hạ hỏa khí, nên không thích hợp ăn cùng với các loại nhân sâm có tác dụng bổ khí như sâm tây dương, hồng sâm,nếu không sẽ mất tác dụng bổ dưỡng của các vị thuốc bổ.
Củ từ: Tính bình hòa, được mệnh danh là “người yêu của mọi người”
Là một thực phẩm hàng đầu có tác dụng ích khí bổ âm, một vài năm trở lại đây củ từ ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Củ từ có thể được coi là “người yêu của mọi người” trong các loai rau củ mùa đông, có một số người ăn củ cải có thể cảm thấy lạnh, nhưng củ từ lại mang tính bình hòa không có độc tính, có thể thích hợp với hầu như tất cả mọi người. Củ từ giành được danh hiệu thực phẩm hàng đầu còn là bởi hiệu quả bổ dưỡng nổi trội hơn những loại khác rất nhiều. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, củ từ có chức năng ích khí, dưỡng âm, bổ tì, ích thận, rất thích hợp sử dụng cho những người tì vị yếu, khí huyết hư hao…
Tại các hàng thuốc bắc cũng có bán nguyên liệu củ từ khô, đối với những người đi làm bận rộn, không có thời gian mua rau, củ từ khô cũng là một phương pháp hiệu quả được đề xuất, và cũng có tác dụng bổ dưỡng, nhưng đương nhiên củ từ tươi, và củ từ được ăn đúng mùa vẫn bổ dưỡng hơn cả. Củ từ thường được dùng hầm với xương sườn, canh gà. Ngoài ra, bởi hương vị của củ từ không quá nổi bật, có thể cho thêm cẩu kỷ, táo đỏ, cà rốt, gừng… để điều vị, và tăng thêm công dụng bồi bổ.
Ngó sen: Canh ngó sen hạt đậu hầm xương sườn, có tác dụng kiện tì, khử ẩm
Mùa thu là thời gian lá khô bắt đầu rụng xuống, cũng là lúc ngó sen bắt đầu chín, đây là một nét khắc họa thời khắc giao mùa đặc sắc của thế giới tự nhiên. Ngó sen, vì vậy cũng trở thành một loại thực phẩm chỉ được ăn theo mùa.
Ngó sen cũng là một loại rau củ ăn theo mùa rất bổ dưỡng. Tác dụng lớn nhất của ngó sen đó là ích khí kiệm tì, còn có tác dụng thanh nhiệt, đồng thời là thực phẩm rất thích hợp cho những người cần bổ tì, bổ khí, thanh nhiệt. Mặc dù công dụng thanh nhiệt của ngó sen không quá mạnh, nhưng đây vẫn là một loại thực phẩm có tính lạnh, vì vậy đối với những bệnh nhân thiếu hụt khí huyết trầm trọng thì không thích hợp cho lắm.
Ngó sen thường dùng để nấu với xương sườn, tác dụng chủ yếu là kiện tì dưỡng vị, là loại canh giúp bồi bổ cơ bản vào mùa thu đông. Có thể cho thêm vào canh các loại hạt đậu, ý dĩ, hạt súng… để có tác dụng tăng cường loại bỏ ẩm.
Rau cải xoong: Canh rau cải xoong nấu với phổi lợn, có tác dụng bổ phổi, giảm ho
Rất ít người có thể nghĩ tới dùng các loại rau lá xanh canh bổ dưỡng, thực ra các loại rau xanh cũng có thể cho vào canh giúp bồi bổ sức khỏe. Và rau cải xoong vào mùa đông là một loại rau có công dụng bồi bổ tuyệt vời như vậy. Tính chất của rau cải xoong thiên về tính hàn đắng, có tác dụng thanh nhiệt loại bỏ ẩm, hóa đờm giảm ho, lợi tiểu, thích hợp với nhóm người nhiệt miệng khô họng, phế nhiệt. Những người có thể chất yếu đuối thì không nên ăn quá nhiều. Dùng rau cải xoong nấu với phổi lợn, hạnh nhân làm canh, với những người bị khô miệng, ho, đau họng vào mùa đông có hiệu quả đáng kể. Nhưng có một điều cần chú ý đó là, là rau cải xoong rất dễ nát, vì vậy không nên nấu quá lâu. Nên nấu các loại nguyên liệu thuốc khác, cuối cùng mới cho rau vào và bắc ra.
Lựa chọn canh hầm thịt nhiều đạm hay là canh chay?
Con người hiện đại càng ngày càng chú trọng tới các phương pháp dưỡng sinh một cách khoa học, canh bổ dưỡng mặc dù rất bổ, nhưng khi nấu trong thời gian quá lâu, các loại thịt trong canh sẽ sản sinh ra nhiều chất hữu cơ bất lợi cho sức khỏe của cơ thể. Đối với nhóm người thuộc nhóm “ba cao”, sức khỏe yếu, đặc biệt là nhóm người có acid uric cao, cần tránh xa những loại canh này. Bạn cũng có thể thử loại canh chay, đại đa số hương vị của các loại canh chay không được hấp dẫn lắm, nhưng hương vị của món canh lạc, táo đỏ, cẩu kỷ ngược lại lại có mùi vị rất ngon, có tác dụng ích khí, bổ âm, nhuận phế dưỡng huyết.
Nếu như nước canh chay khó uống, có thể cho thêm chút đường. Ví dụ như các món ăn canh: ngân nhĩ + tuyết lê, quả lê + hoa bách hợp, đều là những món canh bổ dưỡng có tác dụng sinh âm, nhuận phế rất tốt. Còn có thể thử nấu các loại cháo, cho thêm ngân nhĩ, long nhãn, hạt sen, bách hợp, táo tàu, cẩu kỷ làm thành món “cháo bát bảo” cũng là món ăn thích hợp vào mùa đông lạnh, và có công dụng ích khí, kiệm tì, dưỡng âm một cách công hiệu.
Nhiều các nhà hàng chay có dùng các loại nấm và các loại đậu phụ làm thành món canh chay có hương vị rất ngon, ví dụ như canh mộc nhĩ nấu măng tre, canh nấm hương nấu măng… Xuất phát từ góc độ giảm lượng hấp thu các loại thịt đỏ vào cơ thể để nhìn nhận, những loại canh chay như thế này càng có tác dụng tốt hơn cho sức khỏe, nhưng các loại nấm và các chế phẩm từ đậu nành cũng đồng thời có chứa hàm lượng hợp chất hữu cơ tương đối cao, nếu đun nấu trong thời gian quá lâu cũng không thích hợp cho nhóm người muốn giảm lượng hấp thu hàm lượng hợp chất hữu cơ vào cơ thể.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch
Xem thêm:
- Chuyên gia dinh dưỡng: 8 loại thực phẩm thông dụng giúp trẻ thông minh hơn
- 8 tác nhân Ung thư liên quan đến dinh dưỡng
- Nỗi ám ảnh bị chụp mũ “làm chính trị” của người dân Trung Quốc
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.