S bnh nhân đăng ký để được cy ghép tng hin đã vượt xa so vi s người hiến tng ti các trung tâm cy ghép do nhà nước qun lý. Mt mi ch đợi trong tình trng sc khe đang suy sp, nhiu người đã b lung lay trước nhng li chào ghép tng trên mng hoc thông qua mi lái. Tuy nhiên, nhiu kênh truyn thông đã lên tiếng cnh báo rng ri ro có th bt đầu t đây, đối vi c người cho và nhn.

Nội dung chính

1. Th trường ghép tng Vit Nam: khó bề kiểm soát?

Chưa khi nào chủ đề ghép tạng lại trở nên ‘nóng’ tại Việt Nam như thời gian vừa qua, đặc biệt là sau thành công của ca ghép tạng xuyên Việt (chuyển tạng từ bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM ra để ghép cho bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội), rồi Bộ Y tế vận động người dân hiến tạng, Bộ trưởng dự tính mua máy bay trực thăng để vận chuyển tạng, tổ chức giao lưu trực tuyến…

Cùng với các sự kiện mang tính chính quy và công khai do cơ quan chức năng quản lý, các hoạt động ngầm không nằm trong tầm kiểm soát hoặc gian lận liên quan đến ghép tạng dường như cũng theo trào lưu đó mà phát triển rầm rộ hơn.

Mới đây, báo Tuổi Trẻ và một số trang tin khác cho hay nhiều bạn đọc đã gửi thông tin phản ánh về việc xuất hiện một trang web đi kèm với một trang Facebook, tự nhận là “Tổ chức hiến tặng mô VN” và kêu gọi đăng ký hiến tạng. Nhiều người đã điền vào mẫu đơn đăng ký với các thông tin cá nhân nhưng không có phản hồi ý kiến. Trên trang Facebook này cũng xuất hiện nhiều câu hỏi tỏ vẻ quan tâm về trình tự hiến tạng như thế nào. Nhưng điều đáng nói là các cơ quan chức năng không thừa nhận tổ chức này.

Cũng theo Tuổi Trẻ, ngày 04/01/2016, Bộ Công an đã thành lập ban chuyên án BT914 để bóc gỡ đường dây buôn thận xuyên quốc gia. Quá trình điều tra, C45 đã xác định được nhiều đối tượng tham gia ở các địa bàn khác nhau, bao gồm cả cò môi giới, bác sĩ và lãnh đạo của bệnh viện.

Trước đó, các trường hợp tự mua bán thông qua cò nội tạng cũng được truyền thông đưa tin không phải là ít.

Vụ việc gần đây nhất là thỏa thuận mua thận với giá 300 triệu đồng do một người tên Hiệp làm lái xe taxi trước cổng bệnh viện Việt Đức đứng ra môi giới giữa một nam thanh niên 26 tuổi (quê Đoan Hùng, Phú Thọ) bán cho một gia đình có nhu cầu ở Nam Định.

Đầu tháng 12/2015, báo Năng Lượng Mới đưa tin về việc Phó phòng Cảnh sát Hình sự (PC45 – Công an TP Hà Nôi) cho biết trong buổi họp giao ban, rằng trên địa bàn thủ đô đã xuất hiện những vụ mua bán thận với giá 150-200 triệu đồng. Trước đó, vào tháng 7/2015, Cục Cảnh sát hình sự (C45) đã phá đường dây môi giới bán thận của Nguyễn Việt Dũng (32 tuổi), trú tại Hải Phòng.

Con số những trường hợp giao dịch trót lọt chắc chắn là lớn hơn rất nhiều so với số bị bắt. Có trường hợp chỉ phát hiện ra khi người bán bị biến chứng gặp nguy hiểm đến sức khỏe. Đầu mối cho các phi vụ như thế này đôi khi là những xe ôm trước cửa bệnh viện, lái xe taxi, thậm chí là những người nhà chăm sóc bệnh nhân ghép tạng tại bệnh viện. Như trường hợp của người phụ nữ tên Lụa, quê Thái Bình được báo Năng Lượng đưa tin vào tháng 9/2012 trong phóng sự “Tôi đi bán thận.” Theo đó, sau hơn 2 năm ‘lăn lộn thực tế’ chăm chồng chạy thận tại bệnh viện Việt Đức, chị không còn đủ tiền chi trả thuốc men, và đã tham gia vào đường dây mua bán thận xuyên Việt…

Ghép tạng là một lĩnh vực không chỉ nhạy cảm vì góc độ y đức và nhân văn, mà còn vì đó là ngành công nghệ cao, đòi hỏi sự thăm khám, xét nghiệm để sàng lọc rất kỹ lưỡng nhằm hạn chế rủi ro cho cả người cho tạng lẫn người nhận. Nếu trường hợp người cho tạng mắc phải các bệnh ung thư, viêm gan B, tiểu đường, sức khỏe không đủ tiêu chuẩn hoặc bị các bệnh truyền nhiễm khác… thì các bác sĩ có thể sẽ từ chối.

Các trường hợp môi giới chui lủi thường không cung cấp đúng hết các thông tin cần thiết, thực hiện gấp gáp hoặc thậm chí xét nghiệm, phẫu thuật tại các cơ sở kỹ thuật không đầy đủ khiến rủi ro càng cao hơn nữa.

Do đó, các cơ quan chức năng đều khuyến cáo người dân đăng ký cho – nhận thông qua các tổ chức chính thống của chính phủ để tránh những rắc rối này khác.

2. Môi giới ghép tạng xuyên biên giới Việt – Trung

Mời chào ghép tạng là không biên giới và đang là vấn nạn của nhiều quốc gia. Ngay từ đầu những năm  2000, khi ngành ghép tạng của Việt Nam còn rất mới mẻ thì những câu chuyện về việc qua Trung Quốc “du lịch ghép tạng” hay đi bán tạng hoặc bị bắt cóc lấy tạng đã trở thành khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nội tạng ở Trung Quốc sẵn có một cách bất ngờ, còn nguồn gốc thực sự từ đâu thì người ta không biết và hoàn toàn giao phó cho số phận.

Giáo sư Nguyễn Tiến Quyết – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã từng nói trên truyền thông vào năm 2011: “Rất mong cơ quan công an sẽ vào cuộc để làm rõ các đối tượng trong đường dây mua bán thận đã thâm nhập vào bệnh viện chúng tôi.

Bất kỳ cơ sở nào có hoạt động chạy, ghép thận cũng có đường dây “cò” tổ chức các hoạt động mua đi, bán lại thận để kiếm lời.

Môi giới bán thận cũng có, nhưng nhiều hơn cả là đưa người sang Trung Quốc để ghép tạng thông qua con đường du lịch, khám chữa bệnh, hoặc thậm chí đơn giản là vượt biên.

Một số báo cáo cho thấy trong đường dây đưa người đi Trung Quốc ghép tạng thường có mặt của người Hoa tại Việt Nam, hoặc người Việt tại Trung Quốc. Những năm 2006 – 2007, trong giới ghép thận biết đến những tên tuổi như ông Mã (tên thật là Mã Đình Cương?). Bệnh viện Châu Giang được biết đến như địa chỉ quen thuộc, mệnh danh là “làng ghép thận Đông Nam Á,” bởi vì không chỉ có bệnh nhân người Việt tại đó, mà còn có Malaysia, Hàn Quốc, Nhật, Singapore, Hồng Kông. Một địa chỉ nổi tiếng nữa cũng hay được nhắc đến là Bệnh viện Thường Châu tỉnh Giang Tô, cách Quảng Châu khoảng 2 giờ bay. Ngoài ra còn có bệnh viện Thượng Hải. Các tên tuổi quen thuộc được những người ghép thận biết nhiều là giáo sư Cao Vỹ, bác sĩ Vương, bác sĩ Hà v.v… Giáo sư Cao Vỹ rất nổi tiếng, ông có thể báo giá thận qua email rất nhanh chóng(!). Các điều tra mổ cướp nội tạng hàng loạt sau này đã chứng minh được sự tham gia của các bệnh viện và những tên tuổi nói trên.

Không ai có thể thống kê hết số ca “du lịch” đến Trung Quốc ghép tạng, và người ta chỉ kinh ngạc ‘thán phục’ tài ‘xoay sở’ kiếm tạng của các bác sĩ Trung Quốc. Một phần vì là thân phận bệnh nhân suy thận, chả biết sống được bao lâu nữa, có tạng ghép là tốt rồi. Bệnh nhân thường không mặc cả hay nhiều lời thắc mắc với bác sĩ. Phần nữa là vì có một điều khoản bất thành văn trong những đường dây này: IM LẶNG và IM LẶNG! Sau khi ghép theo dõi ban đầu, thường các bệnh nhân trở về và tự xoay sở chăm sóc tại địa phương của mình.

Do nhiều bệnh nhân không được theo dõi chặt chẽ ở giai đoạn hậu phẫu, không có kiểm tra phản ứng miễn dịch định kỳ, hoặc do không tìm thấy các bệnh tiềm ẩn từ người cho, thậm chí có trường hợp các bác sĩ mạnh tay dùng thuốc chống thải ghép quá liều… đã dẫn đến nhiều tai biến rất đáng tiếc sau khi ghép. Cá biệt có người bị chết ngay trên giường bệnh, có trường hợp tử vong khá nhanh chóng sau khi ghép như trường hợp 7 bệnh nhân người Nhật được Bộ y tế Nhật Bản báo cáo vào 2004. Đó được xem như rủi ro mà người bệnh nhân phải chấp nhận khi theo con đường này.

Như vậy đường dây qua Trung Quốc ghép tạng đã tồn tại từ rất lâu, và không ai dám nói chắc rằng bây giờ không còn tồn tại vì nhu cầu ghép tạng của người dân là rất nhiều. Theo nguồn tin của báo Người Lao Động, vào tháng 12/2013, Bệnh viện tỉnh Cà Mau đã kỷ luật và cảnh cáo bác sĩ Ngô Duy Tân (31 tuổi, công tác tại Khoa tiết niệu) vì đã tổ chức đưa người đi Trung Quốc mua thận mà không xin phép. Một số bệnh nhân hiện đang được điều trị thận (sau ghép) tại Việt Nam cũng tiết lộ rằng họ được môi giới để ghép tạng tại Trung Quốc.

3. Trung Quốc – Chính quyền Đại thảm sát: mạng đổi mạng

Có thể nói thị trường tạng đen là phải nhận Trung Quốc làm ‘ông tổ’. Đây là sản phẩm thời hiện đại, khi mà công nghệ cao phát triển ở một quốc gia mà chính sách nhà nước đi lệch quá xa khỏi nền tảng đạo đức. Thuật ngữ “du lịch ghép tạng” được nhắc đến nhiều và người ta đã thừa nhận sự tồn tại một nguồn cung cấp nội tạng khổng lồ tại Trung Quốc.

Theo hàng loạt kết quả điều tra từ 2006 đến nay, người ta phát hiện thêm rằng:

Để có tạng ghép tạng cho một bệnh nhân thì các bác sĩ trong bệnh viện Trung Quốc đã hạ sát một người vô tội (thậm chí là hơn vì có thể không thành công trong ca ghép đầu tiên trong khi đó họ muốn “bảo đảm”).

Và đây không chỉ là những phi vụ nhỏ lẻ, mà là một hệ thống được cựu Chủ tịch Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân, khởi xướng, quân đội và bệnh viện nhà nước bảo kê thực hiện.

Cay-ghep-tang-tu-cho-den-mang-doi-mang1
Du lịch ghép tạng… có thể bạn đang tiếp tay cho một Chính quyền Đại thảm sát.

Điều tra cho thấy, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã âm thầm tiến hành tổ chức mổ cướp nội tạng của hàng loạt người dân vô tội từ năm 2000. Mãi cho đến năm 2006, khi vợ của một bác sĩ Trung Quốc trực tiếp tham gia ghép tạng, tiết lộ tin động trời này với báo chí phương Tây thì người ta mới tiến hành điều tra. Các điều tra viên đã nhanh chóng đưa ra kết luận đầu tiên, rằng Rất đáng buồn vì đó là sự thật! Những cái tên bệnh viện và ‘gương mặt quen thuộc’ kể trên, Châu Giang, Thượng Hải, Cao Vỹ… đều xuất hiện trong báo cáo!

Từ đó đến nay, các điều tra viên và nhân chứng thu được càng nhiều. Theo Tổ chức Thế giới Điều tra Đàn áp Pháp Luân Công, thì có đến 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giết để phục vụ cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc.

Điều làm người ta kinh hoàng hơn cả là loại tội ác diệt chủng này lại do chính những người lãnh đạo cao cấp nhất của chính quyền lên kế hoạch và bảo kê, tiến hành một cách rất quy mô trên chính những người dân vô tội của mình. Giới chức Trung Quốc luôn lớn tiếng cho rằng nội tạng là do các tử tù tự nguyện hiến tặng, tuy nhiên các điều tra cho thấy nạn nhân bị giết hại có đủ loại, trong đó đại đa số là các học viên của môn khí công Pháp Luân Công.

Cay-ghep-tang-tu-cho-den-mang-doi-mang2

Ước tính số học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước thời điểm bị đàn áp vào tháng 7/1999 là trên 100 triệu người. Hàng chục triệu học viên sau đó đã bị cầm tù, bị hành hạ và tống giam trong các trại lao động cưỡng bức. Họ bị đối xử như súc vật, bị đưa ra làm những vật thí nghiệm cho các bác sĩ thực tập, nghiên cứu ghép tạng, và trở thành nguồn tạng sống khổng lồ mang về cho chính quyền ĐCSTQ khoản tiền kếch xù. Quân đội và cảnh sát được huy động để bắt bớ, tòa án sẽ ngụy tạo hồ sơ và kết tội học viên. Quân đội kết hợp công an, trực tiếp tham gia vào điều hành và giám sát hơn 600 trung tâm thu hoạch tạng rải khắp đất nước Trung Quốc. Họ phục vụ cho nhu cầu ghép tạng cho bất kỳ ai, đưa ra lời mời ‘số lượng đủ, chất lượng tốt, không mất nhiều thời gian chờ đợi.’

Xem thêm: Ghép tạng ở Trung Quốc chào mời: “Số lượng đủ, chất lượng tốt, không mất nhiều thời gian chờ đợi”

Các “khách du lịch ghép tạng” có thể đặt hàng trước loại tạng mà họ muốn, hẹn ngày giờ và đến nhận hàng (ghép tạng).

Chính quyền ĐCSTQ, thay vì bảo vệ người dân, các bác sĩ thay vì cứu người thì lại cùng bắt tay nhau để mổ sống dân lành, kiếm tiền từ các nội tạng. Ngày nay Trung Quốc đã trở thành nơi cung cấp tạng lớn nhất thế giới.

Tội ác mổ cướp tạng của ĐCSTQ man rợ và vượt xa sức tưởng tượng hay sự mô tả của bất kỳ ai. Cả thế giới tiến bộ đều đang tích cực phơi bày, lên án và yêu cầu chính quyền ĐCSTQ dừng ngay chiến dịch này, đồng thời đưa kẻ chủ mưu là ông Giang Trạch Dân ra xét xử.

Ngay tại Việt Nam, trong tuần đầu tiên của năm 2016, một số kênh truyền thông của Việt Nam (Báo Năng Lượng Mới Petro Times, VTC…) cũng đồng loạt đưa tin về sự kiện này.

(Ảnh: Chụp màn hình/Petrotimes)
(Ảnh: Chụp màn hình/Petrotimes)
Cay-ghep-tang-tu-cho-den-mang-doi-mang4
Truyền thông Anh quốc cũng đưa tin về vụ việc này.

Việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công để trục lợi đã không còn có thể che giấu được nữa. Và đây chính là câu trả lời cho nguồn gốc nội tạng khổng lồ tại Trung Quốc. Cũng chính vì vậy, nhiều nước đã thông qua đạo luật cấm công dân nước mình du lịch ghép tạng bất hợp pháp như:

Ngày 12/6/2015, Viện Lập pháp Đài Loan thông qua dự luật cấm bệnh nhân trong nước đi du lịch nước ngoài để nhận nội tạng được mua bán bằng cách thức bất hợp pháp. Dự luật tương tự cũng đã được thông qua tại Tây Ban Nha và nhiều nước khác như Nhật Bản, Isreal, Italy…

Ngày 30-7- 2014, Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ thông qua dự thảo nghị quyết 281 chống nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Ngày 6-11-2014, Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế của Nghị viện Canada thông qua kiến nghị phản đối việc mổ cướp tạng ở Trung Quốc.”

Đầu năm 2010, Chính phủ Nhật đã cảnh cáo các bệnh viện trợ giúp ngành du lịch ghép tạng của Trung Quốc sau cuộc điều tra hơn 200 bệnh viện và phát hiện một số bác sĩ tham gia vào đường dây này. Du lịch ghép tạng ở Trung Quốc đã bị cấm bởi Hội Cấy tạng Nhật Bản do sự thiếu minh bạch của Trung Quốc và việc sử dụng tù nhân để lấy nội tạng.

Nói như luật sư nhân quyền người Đài Loan Theresa Chu rằng:

“Những quy định về cấy ghép nội tạng này giống như những tường lửa pháp lý ngăn người dân trở thành kẻ đồng lõa với những hành động mổ cướp nội tạng tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”

Mỗi người dân, mỗi dân tộc trên thế giới có cách phản đối và chống lại cái ác riêng của mình. Tuy nhiên đứng trước lằn ranh giữa sự sống và cái chết, thật khó để có thể đưa ra một lựa chọn sáng suốt và hợp với lương tâm đạo đức của con người. Cứ thêm một người ghép tạng trong hệ thống của Trung Quốc, thì đồng nghĩa với việc có thêm một đến nhiều người bị hại. Mạng đổi mạng không chỉ là vấn đề của cá nhân nữa, nó đã trở thành kẻ đồng lõa và tiếp tay cho một Chính quyền đồ tể, Chính quyền Đại thảm sát.

Đình Vũ

Tài liệu tham khảo:

  • Ethan Gutmann. Đại Thảm Sát: Giết người hàng loạt, Mổ cắp nội tạng, và Giải pháp bí mật của Trung Quốc đối với vấn đề bất đồng chính kiến.
  • David Matas. Tạng Nhà Nước: Lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc
  • Davis Matas & David Kilgour. Thu Hoạch Đẫm Máu: Điều tra về mổ cướp tạng sống các học viên Pháp Luân Công.

Xem thêm: