Thời tiết chuyển lạnh làm tình trạng đau nhức xương khớp gia tăng. Để giảm đau nhức xương khớp trong ngày lạnh cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.
Đặc điểm của chứng đau nhức xương khớp
Thông thường, người bị mắc bệnh xương khớp hay bị đau nhức, tê buốt hay cứng khớp khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mưa nhiều, lạnh, rét, đặc biệt là về đêm. Ở những vùng núi hẻo lánh, không khí lạnh hơn, cuộc sống của người dân khó khăn hơn thì căn bệnh này lại hành hạ càng nhiều.
Đau nhức, tê buốt các khớp xương có thể từ mức độ nhẹ cho đến các bệnh lý thực thể như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp do thoái hóa khớp hoặc bị cứng khớp. Một số trường hợp đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống lưng, nhầm tưởng là bệnh về tim mạch hoặc bệnh phổi làm cho người bệnh càng hoang mang, lo lắng, nhất là khi chuyển mùa thu sang đông (mưa, lạnh, rét, giá buốt…).
Điều đáng nói là càng bị đau, nhức xương, khớp, người bệnh càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động, đặc biệt là khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay…
Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên chuẩn bị sẵn trong gia đình hoặc thêm vào bữa ăn hàng ngày để giúp giảm đau xương khớp cho người lớn tuổi.
1. Củ nghệ
Được biết đến là một siêu thực phẩm với khả năng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa rất tốt, nghệ được sử dụng như một vị thuốc nam có vai trò quan trọng.
Thành phần chính của nghệ là curcumin, tinh chất này có tác dụng giảm đau sưng gấp 8 lần thuốc kháng viêm thông thường. Với ưu điểm không có tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc kháng sinh nên tinh nghệ được xem như sự lựa chọn hàng đầu để chữa viêm khớp, hay làm giảm tình trạng dạ dày viêm loét.
Cách dùng: Đun nóng một cốc nước, sau đó cho thêm sữa vào (sữa ông thọ, sữa bột… đều được), sau đó pha thêm 2 muỗng tinh bột nghệ và uống. Ngày bạn uống 2 ly buổi sáng và buổi tối
2. Gừng
Gừng từ lâu đã được sử dụng như một gia vị trong các món ăn châu Á và nhiều nơi trên thế giới. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh được rằng gừng rất có lợi cho những người bị viêm khớp, thoái hóa hoặc viêm khớp dạng thấp
Cách dùng: Bạn có thể chế nước gừng uống với các nguyên nhiệu khác như chanh và mật ong, uống vào lúc sáng sớm; hoặc dùng muối rang nóng cùng gừng tươi để đắp lên vị trí đau thì có thể làm giảm đáng kể cơn đau khớp.
3. Quế
Quế được chiết xuất lấy tinh dầu có công dụng giảm đau xương khớp rất tốt. Trong tinh dầu quế có thành phần chủ yếu là Cinnamic Aldehyde có tác dụng giảm đau nhanh. Đồng thời là tinh dầu thiên nhiên có hương thơm, tính ấm, vị cay nên nó có công dụng đặc biệt giúp giảm đau xương khớp, chống phong tê thấp khớp.
Cách dùng: Trước khi đi ngủ nên ngâm chân trong chậu nước ấm nhỏ 2 đến 3 giọt tinh dầu quế, ngâm chân khoảng 15 phút. Việc làm này giúp lưu thông khí huyết, đôi bàn chân được thoải mái sau một ngày vận động do đó phục hồi nhanh chức năng.
4. Tỏi
Tỏi thường được nhắc đến như một loại siêu thực phẩm do khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, khử trùng, chống viêm… điều trị hiệu quả các bệnh ho, viêm phế quản, đau họng, đau dạ dày, đau bụng, đau nhức xương khớp, đau răng, nấm ngoài da…
Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn 1-2 nhánh tỏi sống khi dạ dày còn trống rỗng vào buổi sáng khi thức dậy cùng với 1 cốc nước lọc, hiệu quả trong việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp sẽ đến nhanh chóng.
5. Chanh
Với đặc tính chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch xếp trong top đầu của các loại thực phẩm. Chanh được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị đau đầu, khó tiêu, táo bón, vấn đề về răng miệng, côn trùng cắn, viêm khớp, thấp khớp, đau nhức xương khớp…
Cách dùng: Bạn có thể lấy vỏ tranh trộn cùng một ít dầu oliu cất trong lọ thuỷ tinh khoảng 2 tuần rồi lấy ra đắp lên vùng xương khớp bị đau. Thực hiên trước khi đi ngủ.
Hoặc dùng vỏ chanh đã chín vàng, hâm nóng lên và áp chúng vào những khu vực đau nhức xương khớp. Sau đó cố định lại bằng băng gạc, để nguyên như vậy trong vài giờ, sau đó lại tiếp tục lặp lại.
6. Đinh hương
Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh Phế, Tỳ, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết. Trong dân gian sử dụng đinh hương làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
Để điều trị các bệnh đau nhức xương khớp người bệnh có thể ngâm đinh hương cùng với chút quế, gừng và rượu trắng trong khoảng 7-10 này. Sau khi các nguyên liệu này ngấm, bạn có thể lấy rượu này xoa bóp vào khu vực bị đau nhức giúp giảm đau nhanh chóng.
Chú ý: mặc dù đinh hương được coi là an toàn, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra phản ứng ngứa ở một số người. Do đó, bạn có thể thoa lên da vùng cổ tay để thử trước khi sử dụng.
Phòng bệnh có khó?
Về phòng bệnh, cần giữ ấm cơ thể. Để làm tốt điều đó, cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất, đầu đội mũ ấm. Khi ra khỏi nhà cần mặc ấm hơn, không để cảm lạnh làm ảnh hưởng xấu đến xương khớp gây đau, nhức, tê, buốt.
Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra, nhất là khi ngủ dậy, ở vị trí nào, hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách cạo gió, xoa bóp dầu (dầu gió, dầu cao sao vàng…). Làm như vậy để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng đến nuôi các khớp, giảm đau nhức khớp.
Cần tắm, rửa hằng ngày bằng nước ấm, trong phòng kín gió, tắm xong cần lau khô người và mặc quần áo ngay để tránh cảm lạnh và làm đau nhức xương khớp.
Minh Nguyên