Đại Kỷ Nguyên

Thực ra… căn bệnh ALS của thiên tài vật lý Stephen Hawking không phải là vô phương cứu chữa

Ông hoàng vật lý Stephen Hawking đã qua đời… muộn hơn cái ngày mà bác sĩ tiên lượng cỡ khoảng… 50 năm. Giới y khoa không ngừng thắc mắc điều gì tạo nên sức sống kỳ lạ này. Tuyệt đại đa số mọi người đều tin chắc rằng căn bệnh ALS mà nhà khoa học này mắc phải thực sự là vô phương trị. Tuy nhiên, có một vị giáo sư khác cùng mắc căn bệnh quái ác này, rồi đã hoàn toàn bình phục như một phép màu.

Bí ẩn y học – sức sống kiên cường Stephen Hawing

Thiên tài vật lý Stephen William Hawking qua đời tại tư gia vào ngày hôm qua 14/03 khi vừa bước sang tuổi 76. Thực ra không ai tin rằng ông sẽ sống đến tuổi này, bởi lẽ ngay từ tuổi 21 ông đã mắc hội chứng xơ cứng cột bên teo cơ (ALS – Amyotrophic Lateral Sclerosis), còn được gọi là hội chứng bệnh thần kinh vận động.

Khi mắc ALS, cơ thể dần dần bị suy yếu, cơ bắp teo và tủy sống bị tổn hại. Triệu chứng bắt đầu từ các chi và phát triển dần lên các cơ ngực, thậm chí ngay cả những cơ nhỏ kiểm soát hoạt động phát ra âm thanh và những chuyển động của mắt cũng bị ảnh hưởng. Toàn cơ thể xuất hiện trạng thái như bị đông lạnh, đau đớn.

Cuộc sống bệnh tật của thiên tài Stephen Hawking trở thành bí ẩn y học. Ảnh minh họa

Căn bệnh này gây ra sự suy giảm và phá hủy những tế bào thần kinh điều khiển vận động khiến bệnh nhân không thể nhai, đi bộ, nói và thậm chí cả thở. Thông thường, người mắc chứng xơ cứng cột bên teo cơ thường có tuổi thọ rất ngắn.

Stephen Hawking là vô cùng đặc biệt. Mặc dù buộc phải sống cùng chiếc xe xe lăn từ đầu những năm 20 tuổi, nhưng điều đó đã không ngăn giữ được Stephen sáng tạo, nghiên cứu và viết sách. Người ta so sánh ông với những nhà khoa học vĩ đại nhất như Albert Einstein và Sir Isaac Newton qua những nghiên cứu về vũ trụ.

Đối với giới y khoa, việc Stephen sống đến 76 tuổi là một kỳ tích và hiện nay vẫn không thể giải thích được. Kỳ thực các nhà khoa học chưa thể giải thích nguyên nhân gây bệnh, và cơ bản bó tay trong điều trị hay thậm chí là làm chậm lại căn bệnh này.

Bệnh nhân ALS thường được tiên lượng chỉ sống thêm 3 năm kể từ ngày chẩn đoán song 20% số này chạm tới 5 năm, 10% được 10 năm và chỉ có 5% cán mốc 20 năm. Còn lâu hơn nữa thì chưa dám tiên lượng. Một số thuốc hiện nay đã được phê chuẩn cho bệnh nhân ALS, tuy nhiên cũng chỉ gọi là kéo dài sự sống thêm khoảng 6 tháng.

Do đó mà thiên tài Stephen Hawking trở thành bí ẩn y học. Làm thế nào nhà khoa học lỗi lạc này vẫn còn sống cho tới ngày nay dù từng được dự báo không trụ quá 2 năm? Người ta đã thử dựa vào gene để giải thích nhưng vẫn chưa thật thỏa đáng.

Vượt ải sinh tử vào lúc buông tay – Giáo sư quân y gặp duyên may

Đó là câu chuyên của Giáo sư y học Uông Chí Viễn, một bệnh nhân ALS. Ông từng chạy đôn đáo khắp nơi để tìm liệu pháp y học cho bản thân mình. Vào lúc ông hết hy vọng chấp nhận buông tay thì một kỳ tích đã xảy ra, giúp hồi sinh như chưa bao giờ từng bị bệnh.

Giáo sư Uông tốt nghiệp Đại học Quân y số 4 ở Trung Quốc vào những năm 1970. Sau Cách mạng Văn hóa, ông là thành viên của Ủy ban Khoa học và Công nghệ thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và làm trong Ban Biên tập của tạp chí Quân y Hàng không.

Giáo sư y học Uông Chí Viễn phát biểu tại một cuộc họp

Năm 1983, khi sự nghiệp đang thăng tiến, là bác sỹ trưởng chuyên cung cấp các phương pháp điều trị y tế cho nhiều bệnh nhân, ông phát hiện thấy mình phát triển các triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ một bên.

Chưa đầy ba tháng sau khi được chẩn đoán bị mắc ALS, cân nặng của tôi từ 75 kg đã giảm xuống chỉ còn 59 kg. Tôi đã yếu như thế nào? Tôi cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt thậm chí chỉ bước lên được có một bậc cầu thang,” ông nhớ lại.

Hiểu quá rõ bản chất của căn bệnh quái ác này, nhưng ông Uông Chí Viễn chưa muốn đầu hàng. Hầu hết các bạn học và bạn bè của ông đều là những giám đốc, phó giám đốc, giáo sư, và phó giáo sư tại các bệnh viện lớn, còn vợ ông thì là bác sỹ phụ trách khoa thần kinh. Ông có cơ hội tiếp cận rất tốt, nếu không nói là tốt nhất, với khoa học và các phương pháp điều trị y học hiện đại ở Trung Quốc. Y học cổ truyền dân gian, khí công trị liệu… cái gì cũng thử qua, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Ông chỉ có thể bất lực nhìn cơ bắp của mình tiếp tục teo đi, tính tình trở nên rất cục cằn, nóng tính, ông bị biến thành một con người hoàn toàn khác hẳn.

Vợ ông cũng là một bác sỹ, bà đã đặt hết niềm hy vọng cuối cùng của mình vào trường Đại học Y khoa Harvard, một Viện Y khoa hiện đại hàng đầu tại Mỹ. Thông qua làm việc vất vả, bà đã được vào làm việc ở trường. Ba năm sau, ông Uông cũng được nhận vào làm nghiên cứu tại đây. Cả hai vợ chồng cùng tìm tòi giải pháp nhưng hoàn toàn không thể ngăn chặn quá trình tiến triển bệnh tật của ông Uông.

Đại học Y khoa Harvard danh tiếng – Nơi giáo sư Uông đã từng công tác (Ảnh minh họa)

Hai lần ông bị biến chứng xuất huyết tiêu hóa, cơ thể yếu ớt. Mức huyết cầu tố của ông giảm xuống còn 6g, thấp hơn một nửa mức bình thường, thiếu oxy cung cấp cho não làm trí nhờ suy sụp. Ông không những đã quên cả công việc trong phòng thí nghiệm, mà còn quên cả đường về nhà. Khi về tới nhà, ông phải nằm trên giường và không làm được gì cả.

Không còn làm gì được nữa. Hãy tưởng tượng tôi cảm thấy như thế nào. Là một bác sỹ, tôi biết rằng không còn hy vọng gì nữa rồi. Tôi đã ở trong bờ vực của suy sụp,” ông Uông nói.

Duyên lành đã đến…

Tháng 02 năm 1998, thời tiết ở Boston (Mỹ) bắt đầu ấm dần, và mùa xuân đến sớm. Đang trong chuỗi ngày dài tuyệt vọng ông Uông nhận được một lá thư từ một người bạn ở Trung Quốc và định mệnh đã thay đổi…

Người bạn giới thiệu với ông về một môn khí công đang nổi lên như một hiện tượng tại Trung Quốc lúc bấy giờ, giúp người người nâng cao về sức khỏe thể chất, tinh thần và đạo đức. Sau khi đọc xong lá thư, ông Uông đã ngay lập tức đi tìm và may mắn thấy được một lớp học qua băng video kéo dài 9 ngày tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).

Mùa xuân ở Boston (Ảnh minh họa: Joe’s Retirement Blog)

Ngày đầu tiên, chúng tôi xem video bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí trong hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, các học viên lâu năm dạy chúng tôi luyện các bài công pháp. Ngay khi vừa ngồi kiết già (một cách lỏng lẻo), tôi cảm thấy một luồng nhiệt tuôn xuống từ đỉnh đầu tới các ngón chân với một trường năng lượng mạnh mẽ mà tôi thậm chí không thể tưởng tượng nổi…” – Giáo sư Uông chia sẻ.

Đây chính là môn khí công Pháp Luân Công – còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp mà giáo sư Uông chuyên cần học và luyện từ đó đến nay. Sau khi khóa học 9 ngày tại Massachusettes kết thúc, ông vẫn rất háo hức nghe đi nghe lại băng thâu âm các bài giảng. Ông nghe trong khi đang đi, nghe trong khi ăn, và đôi khi còn thấy mình luyện các bài công pháp cả trong những giấc mơ. Sau đó, mỗi ngày, ông bắt đầu đọc một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công), đôi khi là hai, ba bài một ngày, càng đọc càng luyện lại càng thấy cải biến về thể chất, thăng hoa về trí huệ tinh thần.

Chỉ trong vòng 3 tháng thực hành, mọi triệu chứng bệnh tật của ông đã biến mất, cân nặng tăng trở lại, thậm chí còn nặng hơn cả trước khi bị bệnh. Năng lượng và trí nhớ phục hồi, chứng co giật, teo và yếu cơ đã biến mất. Mức huyết cầu đã trở lại bình thường. Xét từ góc độ y học, các tế bào máu đỏ có tuổi thọ là khoảng 120 ngày. Mà mức huyết cầu của ông đã khôi phục được chỉ trong vòng 90 ngày, đó quả là một kỳ tích.

Sau đó, ông Uông Chí Viễn đã tới làm việc ở Bệnh viện đa khoa Massachusetts. Các kiểm tra sức khỏe cho các nhân viên mới cho thấy sức khỏe của ông đã hoàn toàn hồi phục! Ông tràn đầy năng lượng và chỉ ngủ năm giờ mỗi ngày. Trong thời gian trước khi hồi phục, ông vẫn cảm thấy không tỉnh táo ngay cả sau khi đã ngủ hàng chục tiếng đồng hồ. Khi một phóng viên của tờ Boston Globe tới phỏng vấn ông, anh ấy đã không tin vào mắt mình “Ông Uông đang chạy bộ!

Giáo sư Uông Chí Viễn đang tĩnh tọa (Ảnh: ĐKN)

Trường hợp của Giáo sư Uông Chí Viễn chỉ là một ví dụ trong hàng nghìn hàng vạn các trường hợp khác trên khắp nơi. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi người mỗi cảnh ngộ và vấn đề bệnh tật, nhưng tựu chung lại là cảm thụ sâu sắc lợi ích thu được cho thân và tâm khi thực hành Pháp Luân Công.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thân thể những người tu luyện Pháp Luân Công, tuy chưa giải thích hết được cơ chế, nhưng đã phát hiện sự cải thiện ở mức độ hoạt động miễn dịch, hoạt động của gen, nồng độ các hoóc-môn…

Giáo sư Uông hiện nay vẫn ngày ngày miệt mài làm việc, tham gia các dự án thiện nguyện cùng các bác sỹ toàn cầu trong dự án chống mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc. Trên cương vị là một giáo sư trong lĩnh vực y học, ông Uông Chí Viễn đã nói với một cảm xúc sâu sắc:

Đây là những gì mà khoa học thực nghiệm hiện nay không thể giải thích, bởi vì Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học siêu thường. Nó giống như những khám phá khoa học mới. Đầu tiên, người ta không hiểu những khám phá mới đó, nhưng sau này người ta học cách để chấp nhận nó. Có thể nó cũng có một quá trình như vậy để cho người ta hiểu được Pháp Luân Công.”

Câu chuyện của Giáo sư Uông Chí Viễn sẽ là nguồn cảm hứng cho những ai đang bất lực chán nản vì bệnh nan y, dù là bệnh teo cơ hay vấn đề khác. Ngay cả khi y học hiện đại không chữa trị được cho bạn, bác sỹ đã buông tay, thì rất có thể cơ hội vẫn còn khi bạn mở lòng ra với những phương pháp khác.

***

Về cơ bản, Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện thuộc trường phái Phật gia, gồm 5 bài tập nhẹ nhàng và các bài giảng thực hành theo nguyên lý CHÂN – THIỆN – NHẪN, hiện đã được phổ biến tại hơn 100 nước trên thế giới với khoảng 100 triệu người theo tập.

Tập luyện Pháp Luân Công hoàn toàn tự nguyện và không có bất kỳ ràng buộc gì. Bạn tự do luyện tập và có thể ngưng bất kỳ lúc nào. Bạn hoàn toàn có thể tự học thông qua các tài liệu hướng dẫn trên trang www.phapluan.org.

Đình Vũ

Exit mobile version