Đại Kỷ Nguyên

Thuốc lá điện tử: Vẫn gây nghiện và nguy cơ ung thư như thuốc lá thường

Nhiều người lầm tưởng thuốc lá điện tử ít độc hại hơn và có thể giúp cai nghiện thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có thể gây kích ứng phổi và mắt, có thể gây hại cho những người bị bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản…

Tác hại của thuốc lá điện tử

Theo PGS.TS. Phan Thu Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai: Người ta gần như không thể biết đến thành phần có trong tinh dầu thuốc lá điện tử do có rất nhiều chủng loại, xuất xứ cũng khác nhau và có cả những người “chơi” pha trộn nhiều loại lại với nhau.

Nhiều người suy nghĩ sai lầm rằng thuốc lá điện tử ít độc hơn và có thể cai được thuốc lá truyền thống

Một trong những chất mà người ta đã tìm ra trong thuốc lá điện tử là Propylene Glycol, chất thường được dùng trong các máy tạo khói hoặc sương mù nhân tạo trên sân khấu, có thể gây kích ứng phổi và mắt, có thể gây hại cho những người bị bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; giãn phế quản…

Một số người cho rằng, thuốc lá điện tử ít độc hại hơn nên chuyển từ hút thuốc lá điếu truyền thống sang thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, về góc độ chuyên môn, PGS.TS. Phan Thu Phương, thuốc lá điện tử thực tế lại đang gây nghiện cho nhiều người trẻ. Hút thuốc lá điện tử vẫn có nguy cơ gây ung thư và không giúp cai nghiện thuốc lá mà còn gây nghiện.

Trong tinh dầu thuốc lá điện tử vẫn có lượng nicotin nhất định, khi sử dụng nếu không có sự kiểm soát thì sẽ không cai được thuốc lá. (Ảnh: )

Nghiện thuốc lá được cấu thành bởi 3 yếu tố: Nghiện thực thể, nghiện thói quen, hành vi và nghiện tâm lý. Sử dụng thuốc lá điện tử không giải quyết được vấn đề nghiện thói quen hành vi và nghiện tâm lí.

Đồng thời, trong tinh dầu thuốc lá điện tử vẫn có lượng nicotin nhất định, khi sử dụng nếu không có sự kiểm soát thì sẽ không cai được thuốc lá và vẫn phụ thuộc vào nicotin. Dần dần khi nồng độ nicotin trong thuốc lá điện tử không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của cơ thể thì người hút sẽ quay trở lại với thói quen hút thuốc lá thông thường.

Ảnh hưởng đến người hít khói thụ động

PGS.TS. Phan Thu Phương cho biết: Khói của thuốc lá điện tử chứa rất nhiều chất hóa học có hại cho người hít phải (cả người hút trực tiếp và những người xung quanh).

Thứ nhất, nicotin qua thuốc lá điện tử vào cơ thể con người (dạng nicotin lỏng được đốt cháy) vẫn là nicotin giống thuốc lá điếu. Nicotin là chất độc thần kinh và khiến cho não bộ dần phụ thuộc từ đó gây ra hiện tượng nghiện cùng các tác hại đối với người hút (chủ động và thụ động). Ngoài ra nicotine cũng gây ảnh hưởng đến tim mạch máu.

Thứ hai, các chất hóa học trong tinh dầu thuốc lá điện tử nhằm tạo mùi, tạo khói và tạo cảm giác sảng khoái sau khi hút được phả ra ngoài môi trường có thể chứa kim loại nặng (chromium, nickel…).

Khói của thuốc lá điện tử vẫn chứa rất nhiều chất hóa học có hại cho người hít phải. (Ảnh: )

Các chất này sẽ không mất đi mà vào cơ thể con người quan làn khói, có thể là nơi khởi phát ung thư giống như acrolein khi được hít sâu vào phổi (một chất sinh ra do sự phân hủy glycerin ở nhiệt độ cao). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khói thuốc lá điện tử vẫn chứa formaldehyde, benzene và nitrosamines (chất đặc biệt có trong thuốc lá và gây ung thư), acetaldehyde và các chất gây ung thư khác.

Vì vậy, người hít phải khói thuốc lá điện tử thụ động cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày… Hay các vấn đề sẽ ảnh đến chất lượng cuộc sống: vô sinh, liệt dương, dạ dày, bệnh lý răng miệng, bệnh lý đại tràng,…

Cai nghiện thuốc lá như thế nào để có hiệu quả?

Các chuyên gia cho rằng, sự tích tụ axit trong cơ thể là một nguyên nhân khiến bạn dễ bị nghiện cũng như hàng loạt các bệnh lý mạn tính và cả sự lão hóa. Thực tế là những người nghiện thuốc lá, rượu… thường rất “ủng hộ” các thực phẩm tạo axit như thịt đỏ, thịt lợn, cà phê, các thức phẩm chế biễn sẵn…

Còn baking soda là bazơ, kiềm tính, có thể giúp trung hòa các độc tố trong cơ thể và làm giảm nồng độ axit và giúp bạn thoát cảnh nghiện ngập. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để cai nghiện thành công chính là từ sự quyết tâm và kiên trì của bạn. Càng nghiện lại càng khó bỏ nhưng trong khói thuốc lá có hàng nghìn các chất gây ung thư, bỏ thuốc lá tránh cho bạn nhiều hậu họa về sau.

Cai nghiện với baking soda

Trộn một thìa baking soda với một ly nước, khuấy tan hoàn toàn. Mỗi khi bạn cần phải hút thuốc, súc miệng bằng dung dịch này.

Baking soda là bazơ, kiềm tính, có thể giúp trung hòa các độc tố trong cơ thể và làm giảm nồng độ axit, giúp bạn thoát cảnh nghiện ngập. (Ảnh: )

Bạn có thể cho dung dịch baking soda vào trong một chai nhỏ và mang theo mình. Bằng cách này bạn có thể sử dụng nó bất cứ nơi nào bạn đi, bất cứ khi nào bạn thấy muốn hút thuốc.

Nếu súc miệng không hiệu quả, bạn có thể cho một nhúm baking soda lên lưỡi mỗi khi lên cơn thèm thuốc lá, hoặc pha một muỗng canh baking soda trong cốc nước khoảng 230ml và uống 2 lần/ngày trong tuần đầu tiên, sau đó giảm xuống 1 lần/ngày trong tuần tiếp theo, và cùng với sự giảm đi của việc sử dụng baking soda, cơn thèm thuốc cũng giảm theo.

Chú ý: Phương pháp này không được khuyến cáo cho những người đang phải theo chế độ ăn ít natri, hoặc những người có huyết áp cao. Bởi bản chất của baking soda cũng chứa natri như muối ăn bạn thường dùng, khi sử dụng nhiều có thể làm tăng huyết áp.

Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version